Mãnh tướng giúp nhà Hán đoạt lại quyền lực từ tay ngoại tộc

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Chí Long - Thứ ba, 23/07/2024 11:53 (GMT+7)

Sau thời gian nhà Hán bị Lã hậu cầm quyền, công thần Chu Bột đã hợp lực với Trần Bình và một số đại thần tiêu diệt họ Lã, lập nên Hoàng đế mới.
Chu Bột là cái tên được nhắc đến nhiều trong sử sách Trung Quốc giai đoạn cuối nhà Tần cho đến đầu nhà Hán. Ông từng theo Lưu Bang chống lại nhà Tần, tiêu diệt Hạng Vũ thời Hán Sở, trở thành một trong những công thần lập nên nhà Hán.
Theo "Sử ký" của Tư Mã Thiên, Chu Bột vốn xuất thân từ huyện Uyển (nay thuộc Hà Nam, Trung Quốc), sau di cư về Bái quận (nay thuộc Giang Tô). Do gia cảnh nghèo khó, ông phải đến kinh làm chức sĩ liêm, diễn tấu nhạc trong các buổi đám tang để kiếm sống.
Mãnh tướng dưới thời Lưu Bang
Sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, nhà Tần suy yếu, dân chúng nổi dậy ở khắp nơi. Năm 209 TCN, Lưu Bang khởi binh ở huyện Bái, Chu Bột đầu quân. Ông là một tướng giỏi thiện chiến, lập nhiều chiến công, được Lưu Bang trọng dụng.
Chu Bột cũng góp vai trò quan trọng giúp Lưu Bang đánh bại quân Sở (Hạng Vũ đứng đầu), thống nhất giang sơn, lập ra nhà Hán (năm 202 TCN).
Tạo hình mãnh tướng Chu Bột nhà Hán trong phim ảnh Trung Quốc. Ảnh: Sohu

Tạo hình mãnh tướng Chu Bột nhà Hán trong phim ảnh Trung Quốc. Ảnh: Sohu
Năm 201 TCN, Hán Cao Tổ Lưu Bang phong Chu Bột làm Giáng hầu, ban cho thực ấp là 8100 hộ. Năm 200 TCN, Chu Bột lần lượt dẹp tan 2 đạo quân phản loạn do Hàn vương Tín và Trần Hy đứng đầu.
Năm 195 TCN, Yên vương Lư Quán khởi binh chống lại nhà Hán. Chu Bột và Phàn Khoái được cử đi tiêu diệt. Sau khi bình định đất Yên, Phàn Khoái bị người gièm pha, Hán Cao Tổ cho người bắt về kinh, giao toàn bộ binh quyền cho Chu Bột.
Chu Bột tiếp tục bình định 12 huyện Thượng Cốc, 16 huyện Hữu Bắc, 29 huyện Liêu Tây, Liêu Đông và 22 huyện thuộc quận Ngư Dương. Với đội quân dũng mãnh, thiện chiến, Chu Bột gần như đánh đâu thắng đó, không hề có đối thủ.
Lập nên Tân đế cho nhà Hán nhưng nhận cái kết nghiệt ngã
Tháng 4 năm 195 TCN, Hán Cao Tổ qua đời, Hán Huệ Đế Lưu Doanh lên nối ngôi, Chu Bột tiếp tục đảm nhận chức thái úy. 8 năm sau, Huệ Đế mất, Hán Tiền Thiếu Đế lên ngôi nhưng không có thực quyền. Quyền hành trong triều hoàn toàn vào tay Lã thái hậu - vợ Hán Cao Đế.
Lã hậu muốn phong vương cho người họ Lã. Thừa tướng Vương Lăng một mực phản đối, trong khi Chu Bột và Trần Bình tán thành, cho đó là kế sách để bảo toàn được họ Lưu trong tay Lã Thái hậu.
Theo "Sử ký: Lã hậu bản kỉ" của Tư Mã Thiên, năm 180 TCN, Lã thái hậu sắp mất, dặn Triệu vương Lã Lộc làm thượng tướng quân, coi cánh quân ở phía bắc, Lương vương Lã Sản coi cánh quân phía nam để đề phòng các đại thần lật đổ họ Lã.
Tuy nhiên, dưới sự thống trị của Lã Thái hậu, nhiều quần thần đã vô cùng bất mãn. Sau khi bà mất, Tề vương xuất quân chống lại họ Lã ở phía đông, Trần Bình và Chu Bột trong triều cũng tìm cách tiêu diệt họ Lã.
Lã Lộc và Lã Sản muốn dấy binh tạo phản nhưng sợ thế lực triều đình. Nhờ mưu kế giả truyền thánh chỉ, Chu Bột được Lã Lộc trả lại tướng ấn, dễ dàng nắm được đạo quân phía nam.
Dưới sự trợ giúp của Trần Bình, Chu Bột sai người giết chết Lã Sản, sau đó tiêu diệt toàn bộ họ Lã. Sau khi Hán Hậu Thiếu Đế bị phế truất, Trần Bình và Chu Bột phò tá con thứ của Lưu Bang là Lưu Hằng lên ngôi, sử gọi Hán Văn Đế.
Dưới sự đề cử của Trần Bình, Chu Bột được phong làm Hữu thừa tướng, còn Trần Bình làm Tả thừa tướng. Dù có địa vị cao hơn, Chu Bột nhận ra bản thân chỉ giỏi cầm quân, không tốt chuyện triều chính bằng Trần Bình, bèn trả ấn thừa tướng, xin về đất Giáng.
Tuy nhiên, chỉ 1 năm sau, Trần Bình qua đời, Chu Bột lại được trở về giữ chức thừa tướng.
Càng về sau, Hán Văn Đế càng không còn tin Chu Bột. Một năm sau khi tái đảm nhận chức thừa tướng, Chu Bột lại bị Văn Đế đuổi về ấp phong, trong lòng nảy sinh bất mãn. Ít lâu sau, có người tố cáo ông có mưu đồ tạo phản, Hán Văn Đế ra lệnh bắt về Trường An xét xử.
Chu Bột khi ấy đã già, không thể tự biện hộ, bị nhốt vào ngục, đối xử tệ bạc. Ông phải đem 1.000 lạng vàng hối lộ cai ngục, được bày kế nhờ con dâu (em gái Hán Văn Đế, lấy con trai ông là Chu Thắng) làm chứng, rồi xin Bạc Thái hậu miễn xá cho ông.
Cuối cùng, Chu Bột thoát khỏi ngục và trở về ấp Giáng nhưng không còn được trọng dụng. Năm 169 TCN, ông qua đời, thụy hiệu là Giáng Vũ hầu.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top