Mức phạt ép người lao động chọn nơi làm việc vì định kiến giới tính

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Nam Dương - Thứ bảy, 27/07/2024 06:00 (GMT+7)

Bạn đọc có emaill [email protected] hỏi: Công ty ép người lao động chọn nơi làm việc vì định kiến về giới tính bị phạt thế nào?
Luật gia Nguyễn Thu Thủy, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:
Khoản 2 và Khoản 5, Điều 8 Chương II Nghị định số 125/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới (sau đây gọi là Nghị định số 125/2021/NĐ-CP) quy định về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến lao động như sau:
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động;
b) Ép buộc hoặc nghiêm cấm người khác lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp vì định kiến giới;
c) Phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập;
d) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế người lao động thuộc một giới tính nhất định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức, cá nhân có sự phân biệt đối xử về giới đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
2. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính tại Chương II Nghị định này được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
a) Trường hợp hộ gia đình, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm hành chính thì áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân;
b) Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới thì áp dụng mức xử phạt theo quy định của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, hành vi ép buộc người lao động lựa chọn nơi làm việc vì định kiến giới có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và bị buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm theo các quy định được trích dẫn ở trên.
Tư vấn pháp luật
Hãy gọi đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: [email protected] để được trả lời.
Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top