Thế giới Mỹ, Nhật hợp tác đối phó vũ khí siêu vượt âm

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Washington và Tokyo sẽ phối hợp phát triển hệ thống phòng không để có thể đánh chặn vũ khí siêu vượt âm, loại đạn hai nước hiện "chưa thể bắn hạ".
và Nhật Bản đã "hoàn tất thỏa thuận về Dự án Phát triển Hợp tác Đánh chặn Pha Lượn (GPI)", Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 15/5 thông báo. Đây là dự án nhằm chế tạo một hệ thống phòng không có khả năng đánh chặn hiệu quả vũ khí siêu vượt âm ở giai đoạn lượn vào những năm 2030, với chi phí ước tính 3 tỷ USD.
Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ (MDA), trực thuộc Bộ Quốc phòng, là đơn vị dẫn đầu dự án, trong khi phía phụ trách phát triển động cơ tên lửa và các bộ phận đẩy.
"GPI sẽ cung cấp năng lực phòng thủ khu vực trong khuôn khổ cấu trúc phòng vệ toàn diện nhiều lớp. GPI được đồng phát triển dựa trên cơ sở mối quan hệ hợp tác phòng thủ tên lửa lâu dài Nhật - Mỹ và sẽ góp phần tăng cường năng lực răn đe của liên minh", Lầu Năm Góc cho biết.
Thỏa thuận là kết quả của các cuộc đàm phán kéo dài hơn một năm giữa Mỹ và Nhật Bản. Hai nước lần đầu công bố kế hoạch phát triển GPI tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 8/2023.
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Sabre khai hỏa để thử nghiệm năng lực đánh chặn của hệ thống Patriot tại bang New Mexico, Mỹ tháng 6/2017. Ảnh: Lục quân Mỹ
Vũ khí siêu vượt âm có tốc độ tối thiểu Mach 5 (6.174 km/h), gồm hai loại chính là tên lửa hành trình sử dụng động cơ phản lực scramjet để di chuyển với tốc độ cao và phương tiện lướt siêu vượt âm (HGV) được phóng lên bầu khí quyển bằng tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa đẩy.
Đầu đạn HGV sau đó tách ra khỏi tên lửa và lướt đi với tốc độ siêu vượt âm trước khi bổ nhào xuống mục tiêu với vận tốc cực lớn. Giai đoạn lướt là thời điểm tốt nhất để có thể đánh chặn quả đạn.
Chris Panella, nhà bình luận của Business Insider, nhận định cả Mỹ và Nhật Bản hiện chưa có năng lực đối phó các vũ khí siêu vượt âm và GPI có thể sẽ giúp thay đổi điều này.
"Các hệ thống phòng không của Washington sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đối phó những vũ khí siêu vượt âm như DF-17 được trang bị HGV của Trung Quốc hay tên lửa hành trình siêu vượt âm Zircon dùng động cơ scramjet của Nga", Panella cho hay.
Cổng thông tin điện tử của quân đội Ukraine cuối tháng 3 từng tuyên bố phòng không nước này đã đánh chặn hai tên lửa Zircon tại Kiev, song thông tin chưa được xác thực.
Hộ vệ hạm Nga phóng tên lửa Zircon trong cuộc thử nghiệm hồi tháng 5/2022. Ảnh: BQP Nga
Washington và Tokyo thông báo hợp tác phát triển GPI trong bối cảnh đang tăng cường năng lực phóng tên lửa.
Việc Trung Quốc - gần đây thúc đẩy hợp tác và Triều Tiên đẩy mạnh phát triển tên lửa siêu vượt âm cũng khiến tình báo Mỹ phải đánh giá lại năng lực phòng thủ quốc gia để có biện pháp ứng phó.
John Moolenaar, chủ tịch ủy ban về cạnh tranh Mỹ - Trung thuộc Hạ viện Mỹ, hôm 8/5 cảnh báo các căn cứ quân sự của nước này ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hiện không có đủ hệ thống phòng thủ chủ động và thụ động để chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa của Trung Quốc, bao gồm đạn siêu vượt âm, trong trường hợp xung đột nổ ra.
Phạm Giang (Theo AFP, Business Insider, Nikkei)

 

Chủ đề tương tự

Back
Top