Nạp 50 triệu đồng chơi game thu được 52 triệu, người phụ nữ bị lừa 5,6 tỉ đồng

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
QUÁCH DU - Thứ tư, 24/07/2024 10:28 (GMT+7)

Thanh Hóa - Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều vụ lừa đảo qua mạng, với các thủ đoạn rất tinh vi, thủ phạm đã chiếm đoạt số tiền lớn.
Số tiền lừa đảo lớn
Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, trong thời gian qua, đơn vị và Công an các huyện thị, thành phố nhận được nhiều thông tin trình báo về các vụ lừa đảo qua mạng, với số tiền từ hàng trăm triệu đồng đến hàng tỉ đồng.
Cảnh báo

Cảnh báo giả danh nhân viên bệnh viện gọi điện lừa đảo. Ảnh: Công an Thanh Hóa
Hình thức lừa đảo của các đối tượng như: giả làm nhân viên bệnh viện gọi điện thông báo người thân bị tai nạn, giả danh cán bộ công an, viện kiểm soát thông báo cá nhân có liên quan đến vụ án hình sự, bày binh bố trận tặng quà miễn phí, chơi game có thưởng, giả góp vốn kinh doanh, giả làm thủ tục căn cước… và rất nhiều hình thức lừa đảo khác.
Điển hình như, vừa qua, Công an xã Yên Trường, huyện Yên Định phối hợp cùng Ngân hàng Agribank đã kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo qua mạng, với số tiền 500 triệu đồng, thông qua hình thức giả danh công an, viện kiểm sát gọi điện thông báo, đe dọa bắt giam vì có liên quan đến vụ án hình sự, sau đó yêu cầu chuyển tiền để phục vụ điều tra nhằm chiếm đoạt tài sản.
Hay một vụ việc khác cách đây không lâu, một người dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân đã bị lừa đảo chiếm đoạt hơn 500 triệu đồng khi được mời tham gia kinh doanh dịch vụ phòng khách sạn tại trang website https://hotel-oyo.vip/#/index do một người làm quen trên mạng giới thiệu.
Ban đầu bị hại được một đối tượng kết bạn làm quen qua Facebook và thường xuyên nhắn tin nói chuyện qua lại. Sau một thời gian nói chuyện hợp nhau thì đối tượng rủ bị hại đăng ký tài khoản trên trang trang web https://hotel-oyo.vip/#/index để đầu tư kinh doanh phòng khách sạn online.
Sau khi lập tài khoản trên web, bị hại được hướng dẫn chuyển tiền đến một tài khoản ngân hàng được chỉ định, sau đó vào web thực hiện các thao tác nhấn “mua phòng” và “bán lại phòng” thì sẽ được hưởng ngay tiền hoa hồng từ 10% đến 16%.
Sau một vài lần thao tác, bị hại đã nhận được một khoản tiền “hoa hồng” chuyển về tài khoản đúng như giới hiệu. Thấy rút được tiền, bị hại đã tin tưởng và đầu tư thêm số tiền lớn hơn với mong muốn thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Tuy nhiên, đến lúc này nạn nhân đã rơi vào bẫy khi web thông báo đổ lỗi cho bị hại thao tác sai không cho rút tiền về. Nạn nhân tiếp tục được đối tượng “chăm sóc khách hàng” trên web dẫn dụ phải nạp tiền thêm nhiều lần khác và hứa hẹn sẽ rút được tiền về, nhưng cứ nạp hết lần này thì lại nảy sinh lý do khác mà không rút được tiền về. Đến đây, nạn nhân mới nhận ra mình đã bị lừa.
Thủ đoạn lừa đảo tinh vi
Cũng theo Công an Thanh Hóa, một trong những vụ lừa đảo qua mạng điển hình nhất gần đây là bằng hình thức rủ chơi game, chiếm đoạt số tiền của bị hại lên tới hàng tỉ đồng.
Giả vờ

Lừa chơi game và chiếm đoạt số tiền hơn 5,6 tỉ đồng. Ảnh: Công an Thanh Hóa
Cụ thể, vào cuối tháng 5.2024, một tài khoản Facebook tên “Quốc Bảo” đã kết bạn nói chuyện, hỏi han, tâm sự về công việc với chị M. (40 tuổi, ở TP.Thanh Hóa), đối tượng này giới thiệu là nhân viên IT của một công ty ở Hà Nội.
Đầu tháng 6.2024, đối tượng trên gửi cho chị M. đường link web https://www.aaf2.com/Public.login.do (trang web game SANDS) và nhờ chị M. đăng nhập tài khoản game của đối tượng để chơi hộ. Đối tượng nói mình là nhân viên công nghệ thông tin (IT) nên biết được hệ thống Game bị lỗi vào lúc 15h đến 15h30 và từ 20h đến 20h30 hằng ngày, nên thời điểm này cứ vào chơi là sẽ thắng.
Sau đó, chị M đồng ý chơi hộ, khi chơi chỉ cần nhấn vào phần “Việt Nam 5 điểm màu” trong đó sẽ có dòng số chạy tự động trong vòng 1 phút, chị M. chỉ cần nhập 1/2 số tiền trong tài khoản hiện có và nhấn vào 2 nốt ấn “Lớn” và “Nhỏ” sau đó số tiền lợi nhuận sẽ nhận được là 5%, mỗi ngày chỉ thực hiện 2 lần.
Sau vài ngày chơi hộ, đối tượng gợi ý chị M. cùng tham gia để kiếm tiền, chị M. thấy dễ kiếm tiền nên đã lập tài khoản để tự chơi. Theo hướng dẫn, chị M. đã chuyển tiền đến tài khoản 000007936097 tên CT TNHH CONG NGHE NANG HFM để nạp vào tài khoản game.
Lần đầu chị M. nạp vào 50 triệu đồng, sau khi chơi thu được hơn 52 triệu đồng, sau đó thực hiện lệnh rút thì nhận được số tiền trên từ tài khoản số 1948013701 mang tên NGUYEN THI TUYET DONG. Thấy việc kiếm tiền đơn giản và rút được tiền nên chị M. tin tưởng và tiếp tục nạp thêm tiền để chơi. Tuy nhiên, khi chị M đã nạp nhiều lần, với tổng số tiền là hơn 5,6 tỉ đồng nhưng không rút được tiền về, thì mới nhận ra mình đã bị lừa.
Qua các vụ việc trên, Công an tỉnh Thanh Hóa khuyến cáo: Người dân tuyệt đối không được tin tưởng các đối tượng chỉ quen biết qua mạng, chưa từng gặp mặt trong bất kỳ hoàn cảnh nào; không chuyền tiền cho người khác khi không biết rõ thực tế chủ tài khoản đó là ai, ở đâu; các hình thức mời chào kiếm tiền, quà tặng qua mạng hiện nay hầu hết là chiêu bài được các đối tượng tội phạm sử dụng đánh vào lòng tham để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Khi xảy ra sự việc hoặc nghi ngờ bị lừa đảo thì cần dừng lại ngay lập tức và đến cơ quan công an nơi gần nhất để được xác minh, tư vấn kịp thời.

Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top