Người khắc chữ lưu niệm bằng tay lâu năm nhất Sài Gòn

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458

Nghề chọn người​

Dù đã lớn tuổi thế nhưng ông Lê Văn Kính (nghệ danh là Tấn Dũng, sinh năm 1959, quê Hải Dương) vẫn miệt mài tỉ mỉ bên gian hàng khắc chữ của mình suốt hơn 40 năm qua.
Người khắc chữ lưu niệm bằng tay lâu năm nhất Sài Gòn- Ảnh 1.

Gian hàng khắc chữ bên góc đường Lê Lợi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Quận 1) của ông Kính. Ảnh: Khang Phúc
Theo ông Kính, cơ duyên đưa ông đến nghề khắc chữ khá đặc biệt. Khi đang còn là sinh viên năm 1 của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, ông vô tình thấy một người viết chữ rất đẹp đang khắc tên của người khác lên từng cây bút.
Như bị hấp dẫn, ông Kính đã mua cây dùi và xin người đó chỉ cho mình cách dùng để tạo nên những con chữ trên bút. Với năng khiếu vốn có nên chỉ trong khoảng 5 phút, ông Kính đã có thể biết cách sử dụng đồ nghề khắc chữ.
Người khắc chữ lưu niệm bằng tay lâu năm nhất Sài Gòn- Ảnh 2.

Đôi tay ông Kính theo năm tháng vẫn còn điêu luyện và nhanh nhẹn. Ảnh: Khang Phúc
Năm 1978, ông Kính tham gia vào quân ngũ và trong quá trình tại ngũ, ông đã tận dụng kiến thức về vẽ học ở trường cùng tài lẻ khắc chữ để thực hành khắc tên cho đồng đội trên từng cây bút, chiếc lược.
Sau khi xuất ngũ, những năm đầu thập niên 80, ông Kính vào TPHCM lập nghiệp và tình cờ biết đến nghề khắc chữ từ một người thợ khắc chữ.
Như được nghề chọn người, người thợ già ấy mách nước ông Kính: "Nghề này sống khá ổn, nhưng mà tôi lớn tuổi rồi không muốn làm nữa, anh muốn làm thì tôi để lại cho làm".
Với sẵn "máu nghề" của mình, ông Kính quyết định nhận lại gian hàng ấy rồi bắt đầu theo nghề khắc chữ đến tận nay.
"Dù không có người thầy nào truyền nghề cho tôi nhưng nhờ kiến thức về vẽ được học từ hồi sinh viên cùng với kinh nghiệm khắc chữ hồi quân ngũ cộng với nhiệt huyết của mình, dần dà nghề dạy nghề, tôi tiến bộ lên nhiều. Từ khắc tên trên bút, tôi có thể khắc trên nhiều vật liệu khác nhau, thậm chí giờ tôi có thể khắc được hình", ông Kính tự hào chia sẻ.

Nghệ nhân làm cho những con chữ có "hồn"​

Người khắc chữ lưu niệm bằng tay lâu năm nhất Sài Gòn- Ảnh 3.

Đồ nghề của ông Kính không quá cầu kỳ, chỉ gồm máy khắc, vài cây bút và mấy viên phấn là đã hành nghề. Ảnh: Khang Phúc
Chiếc máy khắc là vật dụng quan trọng nhất của người hành nghề khắc chữ lại được chính ông tự mày mò chế tạo.
Ông Kính khoe về chiếc máy tự chế của mình: "Trước đây tôi chỉ khắc bằng cây dùi tay, sau được một vị khách quen là Việt kiều tặng cho cái máy khắc mua ở nước ngoài. Tuy nhiên, tôi dùng được một thời gian thì lại bị hư. Vì thấy độ tiện lợi của việc dùng máy khắc nên tôi đã tự mình mày mò chế ra cái máy của riêng mình, không chỉ vậy chiếc máy của tôi còn khắc phục một số nhược điểm của chiếc máy cũ".
Người khắc chữ lưu niệm bằng tay lâu năm nhất Sài Gòn- Ảnh 4.

Chiếc máy khắc chữ do ông Kính tự sáng chế. Ảnh Khang Phúc
Theo nghệ nhân khắc chữ Lê Văn Kính, cây bút khắc được làm từ các vật liệu khá đơn giản. Phần vỏ làm từ ống nước cưa nhỏ, mô tơ thì đi mua ở các nơi bán đồ điện rồi về chế tạo lại để sử dụng, phần mũi khắc thì đặt của những người thợ chuyên làm dụng cụ cho thợ bạc chế tác riêng để phù hợp với việc khắc chữ.
Người khắc chữ lưu niệm bằng tay lâu năm nhất Sài Gòn- Ảnh 5.

Theo ông Kính, để có được một tác phẩm hoàn thiện, trước tiên người thợ cần phải xác định nội dung mà mình khắc, tiếp theo đảm bảo bố cục. Ảnh: Khang Phúc
Công nghệ ngày càng tân tiến, nhiều máy khắc laser ra đời có tốc độ nhanh hơn hẳn với việc khắc thủ công. Thế nhưng, không vì thế mà người thợ khắc chữ lâu năm ấy bị lấn lướt. Trái lại, ông Kính còn tự tin hơn: "Hiện nay có công nghệ khắc laser có thể nhanh hơn rất nhiều so với làm thủ công như tôi. Nhưng đảm bảo rằng những bản khắc bằng laser không thể nào có được nét chữ có hồn và mềm mại như tay người được".
Người khắc chữ lưu niệm bằng tay lâu năm nhất Sài Gòn- Ảnh 6.

Ông Kính cho biết, tùy vào độ khó của nội dung và chất liệu của vật dùng mà khách hàng mang đến, sản phẩm hoàn thiện sẽ có mức giá khác nhau. Ảnh: Khang Phúc
Thực tế cho thấy, để theo nghề khắc chữ này, nghệ nhân cũng phải luyện tập rất nhiều và có kiến thức về mỹ thuật. Vì vậy, hàng ngày ông Kính phải tập luyện thả lỏng tay để tay mềm mại khi làm việc. Đồng thời phải luyện viết chữ để khi khắc chữ sẽ đảm bảo từng con chữ được thể hiện sắc sảo, mềm mại nhất, đặc biệt là để làm nghề này còn đòi hỏi người thợ phải có tính tỉ mỉ cao.
Người khắc chữ lưu niệm bằng tay lâu năm nhất Sài Gòn- Ảnh 7.

Ngoài khắc chữ lên bút, ông Kính còn có thể tạo hình theo yêu cầu của khách hàng lên các vật liệu đa dạng. Ảnh: Khang Phúc
Với ông Kính, nghề khắc chữ không đơn thuần chỉ là nghề mưu sinh mà còn như cái nghiệp với chữ nghĩa. Việc khắc chữ hay hình lên từng cây bút, đồ vật đã trở thành cái "nghiệp" và cũng giống việc tạo nên một tác phẩm nghệ thuật. "Hiện giờ thu nhập có suy giảm nhưng vì yêu cái nghề quá nên tôi vẫn quyết theo nghề, cuộc sống mình biết đủ là đủ thôi", ông Kính cười và chia sẻ.
Người khắc chữ lưu niệm bằng tay lâu năm nhất Sài Gòn- Ảnh 8.

Anh Lê Hải Dương - con ông Lê Văn Kính đã theo cha học nghề được khoảng 2 năm. Ảnh: Khang Phúc
Hiện nay dù nghề khắc chữ bị ảnh hưởng bởi tính thời đại nhưng gian hàng khắc chữ ấy cũng đã xuất hiện thêm một truyền nhân. Đó chính là anh Lê Hải Dương (sinh năm 1996) – là con ruột của ông Kính. Sau một thời gian làm việc trong nghề thiết kế đồ họa, anh Dương đã quyết định đi theo con đường "chữ nghĩa" của người cha mình.
"Tôi làm việc này không những có thể chủ động thời gian mà còn có thể thỏa niềm yêu thích và nối nghiệp cha", anh Dương chia sẻ.
 Những nghệ nhân ít ỏi giữ nghề cho mai sau ở Khánh Hoà Những nghệ nhân ít ỏi giữ nghề cho mai sau ở Khánh Hoà
SKĐS - Trong chính những ngày khó khăn bởi dịch bệnh, những nghệ nhân ít ỏi còn lại của làng nghề Trường Sơn, TP Nha Trang, Khánh Hoà vẫn bền bỉ tình yêu với nghề. Họ đã làm nên những tác phẩm độc đáo, đem niềm vui cuộc sống giữa những ngày đại dịch khó khăn

 

Chủ đề tương tự

Back
Top