Người lao động ngoài 35 tuổi cần chủ động ứng phó với rủi ro mất việc

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Linh Nguyên - Chủ nhật, 21/07/2024 06:30 (GMT+7)

Người lao động ở tuổi 35 cần chủ động để sẵn sàng ứng phó với rủi ro bị mất việc. Trong đó, không ngừng cập nhật kiến thức, kỹ năng, tay nghề của công việc đang làm để đảm bảo chất lượng và tăng năng suất lao động.
Người lao động ngoài 35 tuổi cần chủ động ứng phó với rủi ro mất việc

Người lao động cần không ngừng cập nhật kiến thức, kỹ năng, tay nghề của công việc đang làm. Ảnh: Hải Nguyễn
Qua 30 tuổi mắt đã có dấu hiệu mờ
Chị Nguyễn Thị Hà, công nhân may, từng làm việc cho một doanh nghiệp may mặc tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa (Hà Nội) cho biết ngày làm 8 tiếng, chưa kể có những đợt tăng ca để kiếm thêm thu nhập nên mới ngoài 30 tuổi, chị và nhiều đồng nghiệp đã bắt đầu thấy mắt có dấu hiệu mờ. Chị Hà nhớ, đến năm 34 tuổi thì mắt nhìn đường may không nét, tay cũng bắt đầu run. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm cũng như năng suất, từ đó thu nhập bị giảm. Tình trạng đó kéo dài khoảng 2 năm thì chị Hà xin chấm dứt hợp đồng, khi đó chị 36 tuổi.
Chị Hà chia sẻ ở tuổi đấy không thể xin việc ở các Công ty trong các khu công nghiệp nữa, nhưng nếu về quê Sơn La thì cuộc sống còn khó khăn hơn. Vì vậy chị xin đi làm giúp việc gia đình. 5 năm trôi qua, giờ chị Hà là một giúp việc có khá nhiều kinh nghiệm nên đắt khách. Chị chỉ nhận làm theo giờ, không ngủ lại bất kỳ nhà chủ nào. Mỗi tháng trừ tiền ăn, uống, thuê nhà ra, chị Hà còn được 10 triệu đồng. Với chị Hà “thế cũng đủ để chị gửi về quê để chồng lo cho 2 con. Còn nếu về quê, cùng chồng làm ruộng thì cuộc sống sẽ khó khăn” – chị Hà nói.
Chị Hà không phải là trường hợp cá biệt trong ngành dệt may, da giày cũng như ngành sản xuất linh kiện điện tử. Ở những ngành này, rất nhiều người lao động chấm dứt quan hệ lao động khi bước qua tuổi 35 vì những lý do như sức khỏe không đảm bảo cho các thao tác sản xuất; doanh nghiệp tìm lý do cho thôi việc để tuyển lao động trẻ; không đáp ứng được yêu cầu mới của công nghệ...
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ lao động, thực trạng một số doanh nghiệp chủ động “lách luật” để chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động tuổi đời từ 35 - 40 là có. Nguyên nhân chủ yếu là doanh nghiệp thay đổi công nghệ sản xuất, giảm dần lao động thủ công; tiết kiệm chi phí trả lương và đóng các khoản bảo hiểm xã hội cho người lao động đã làm việc lâu năm tại doanh nghiệp hoặc do chuyển đổi địa điểm sản xuất để tìm kiếm thị trường lao động giá rẻ...
Theo kết quả nghiên cứu đề tài “Việc làm, đời sống của người lao động sau khi kết thúc quan hệ việc làm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam” do Viện Công nhân và Công đoàn chủ trì, trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp FDI các ngành thâm dụng lao động và không yêu cầu đào tạo nhiều như dệt may, da giầy, chế biến thủy hải sản, lắp ráp linh kiện điện tử... áp dụng chiến thuật “cắt giảm chi phí” hay “chi phí tối thiểu”, mặc dù khối lượng công việc và hợp đồng sản xuất vẫn ổn định nhưng họ sẵn sàng thay thế những công nhân đã hết hợp đồng lao động bằng những công nhân với hợp đồng lao động mới.
Chi phí lao động của doanh nghiệp (mức lương, phụ cấp, tiền thưởng, mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) đối với những công nhân mới sẽ thấp hơn với những người cũ, góp phần làm tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Lý do mà các doanh nghiệp tại khu công nghiệp đưa ra là mức độ đáp ứng công việc của người lao động cũ hạn chế, cần tuyển người mới, để có năng suất lao động cao hơn. Cũng có doanh nghiệp thực hiện chiến lược “vắt chanh bỏ vỏ”.
Tức là với những công nhân đã hoàn thành các định mức lao động và bảo đảm chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp sẽ tiếp tục ký hợp đồng lao động và duy trì “tối ưu” lực lượng lao động này, đến khi thấy sử dụng họ không còn hiệu quả thì chấm dứt hợp đồng lao động. Lúc này, người công nhân đã ở độ tuổi 35 - 40, tay không còn nhanh, mắt không còn tinh, mặc dù có kinh nghiệm làm việc nhưng vì ở những ngành yêu cầu kỹ năng không cao nên năng suất lao động của họ khó bằng những công nhân trẻ hơn, khỏe hơn và hăng hái hơn.
Lao động ngoài 35 tuổi nên chủ động ứng phó
Tình trạng sa thải lao động độ tuổi 35 trở lên đang là một vấn đề đáng báo động cho thị thường lao động hiện nay. Trong khi đó, mức sinh quá thấp và kéo dài sẽ tác động trực tiếp, sâu sắc tới cơ cấu dân số và để lại nhiều hệ lụy, thể hiện ở những điểm lớn như thiếu hụt nhóm dân số trong độ tuổi lao động; gia tăng tốc độ già hóa, số lượng và tỉ trọng người cao tuổi.
Trao đổi với chúng tôi, bà Trần Thu Phương - Phó Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐVN cho biết, vấn đề lao động nữ ngoài 35 tuổi mất việc không phải là trường hợp cá biệt mà là khó khăn chung đối với người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng. Tuy nhiên đối tượng lao động nữ ngoài 35 tuổi mất việc làm dễ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm mới cũng như hạn chế hơn về khả năng thích ứng với thị trường lao động do bất lợi về sức khỏe, khả năng cập nhật kiến thức, kỹ năng mới, đặc biệt là những kỹ năng về công nghệ thông tin.
Trước tình hình đó, thời gian qua Ban Nữ công Tổng LĐLĐVN đã đề xuất với Thường trực Tổng LĐLĐVN triển khai một số hoạt động hỗ trợ cho lao động nữ gồm triển khai kế hoạch hoạt động về chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc, trong đó chú trọng thực hiện chính sách tuyển dụng công bằng, không phân biệt giới; ưu tiên tuyển dụng, sử dụng lao động nữ vào làm việc khi người đó đủ điều kiện tiêu chuẩn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ; ưu tiên tái ký hợp đồng lao động đối với lao động nữ khi hợp đồng lao động hết hạn...
Ban Nữ công Tổng LĐLĐVN cũng thường xuyên rà soát, phát hiện những khó khăn, bất cập của người lao động để chủ động hỗ trợ giải quyết, ví dụ như đề xuất với người sử dụng lao động tạo điều kiện cho bộ phận lao động nữ tuổi ngoài 45 mắt kém, thao tác chậm có thể được sắp xếp, bố trí làm những công việc đơn giản nhất, phù hợp với khả năng và sức khỏe của họ.
Theo bà Phương, người lao động cần chủ động để sẵn sàng ứng phó với rủi ro bị mất việc. Trong đó, không ngừng cập nhật kiến thức, kỹ năng, tay nghề của công việc đang làm để đảm bảo chất lượng và tăng năng suất lao động thông qua việc đề nghị người sử dụng lao động mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo nâng cao tay nghề hoặc chủ động đăng ký các lớp học ngoài giờ, các bài hướng dẫn trên Internet.
Chủ động trang bị cho bản thân những kiến thức, kỹ năng mới, thậm chí nghề nghiệp mới (nghề dự phòng) phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp hoặc tìm kiếm những cơ hội việc làm khác để có phương án dự phòng khi bị mất việc...
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tận dụng thời kỳ cơ cấu dân số vàng, tạo cơ hội bứt phá để phát triển
Nghỉ hưu thời già hóa dân số
Lê Quốc Phong: Chờ đợi lịch sử Olympic ghi danh
Diễn viên Maya: Tôi cũng thấy tiếc cho mình
Tản mạn giao mùa

Tản mạn giao mùa​


Với bài thơ Tản mạn giao mùa , nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh mượn sự đan xen giữa nắng mưa, bão bùng giữa cuối hạ sang thu để diễn đạt...
Đổ mồ hôi cùng trào lưu mới

Đổ mồ hôi cùng trào lưu mới​


Pickleball , bộ môn thể thao hay còn được gọi đùa là “con lai” giữa bóng bàn và quần vợt , đang ngày càng được giới trẻ Việt Nam yêu...
Triết học dành cho người trẻ

Triết học dành cho người trẻ​


Tiêu đề quyển sách là “ Triết học kỳ thú dành cho tuổi mới lớn”, nhưng không chỉ dành cho các bạn tuổi teen đang bước vào giai đoạn phát...
Tuyển thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt: Bắn cung giúp tôi đạt được sự điềm tĩnh
Nhớ vị kem đổi

Nhớ vị kem đổi​


Bạn hỏi tôi có nhớ vị kem đổi ngày xưa không? Tôi chợt giật mình, “đứng hình” chừng mấy giây để nghĩ là đó là loại kem gì? Khi đầu...
Cắn miếng mực tươi dưới chân đèo Cổ Mã
Những cái chợ xanh ở chốn Kẻ Chợ

Những cái chợ xanh ở chốn Kẻ Chợ​


Nếu bạn sống ở Hà Nội đủ lâu, bạn sẽ biết được rằng, ngoài những cái tên kiêu hãnh như Long Đỗ, Đại La, Thăng Long, Đông Đô thì Hà...
Sống xanh bắt đầu từ mỗi góc làm việc xanh
Phạm Thị Hương Giang (Jang Kều) - Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Sống: “Tôi có duyên nợ với chữ Xanh”
Trụ sở xanh để lan tỏa thông điệp phát triển bền vững
Phượt xuyên Việt cùng người lạ

Phượt xuyên Việt cùng người lạ​


Chuyến phượt xuyên Việt cùng người lạ lần đầu tiên đã mang đến những trải nghiệm thú vị cho nữ tài xế yêu thích du lịch bằng ôtô.
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top