Người lao động trầm mình dưới sông múc bùn non để có thu nhập

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
PHƯƠNG ANH Chủ nhật, 07/07/2024 13:00 (GMT+7)

Sóc Trăng - Vào mùa gieo cấy mạ, tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên có đến hàng trăm lao động tham gia vào công việc lặn múc bùn non, trộn bùn, gieo hạt,.. Công việc tuy vất vả nhưng đổi lại có thu nhập để chi tiêu. Vì vậy có người đã gắn bó với nghề hơn chục năm qua.
Đa phần là thanh niên hay những người lớn tuổi tham gia vào các công đoạn như lặn xuống sông múc bùn non, lược bùn, trộn giá thể, gieo mạ,…

Đa phần thanh niên hay những người lớn tuổi tham gia vào các công đoạn như lặn xuống sông xúc bùn non, lược bùn, trộn giá thể, gieo mạ,… "Nghề này cực công lắm. Nếu lấy đất ở sông lớn, nước chảy siết, lại phải ngụp lặn sâu mới xúc được bùn non nên tốn nhiều sức lực hơn so với việc xúc bùn ở các con kênh, rạch nhỏ", anh Nguyễn Văn Tám 37 tuổi ở xã Đại Tâm (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) nói.
Ông Liêu Ri năm nay đã 60 tuổi có hơn 10 năm trong nghề cho biết, mỗi ngày ông để lặn xuống sông xúc bùn non được khoảng 200 thùng, kiếm được thu nhập trên 200.000 đồng/ngày. Nhờ đó cũng kiếm được một ít chi phí trang trải cuộc sống hằng ngày. “Nghề này cả ngày trầm mình dưới cái nắng gay gắt, lặn ngụp dưới sông nên da dễ bị dị ứng, nổi mẩn ngứa. Nguy hiểm hơn cả là việc đạp phải miểng sành, miểng chai làm đứt chân“, ông Liêu nói.

Ông Liêu Ri năm nay đã 60 tuổi có hơn 10 năm trong nghề cho biết, mỗi ngày ông lặn xuống sông xúc bùn non được khoảng 200 thùng, kiếm được thu nhập trên 200.000 đồng/ngày. Nhờ đó cũng kiếm được một ít chi phí trang trải cuộc sống hằng ngày. “Nghề này cả ngày trầm mình lặn ngụp dưới sông nên da dễ bị dị ứng, nổi mẩn ngứa. Nguy hiểm hơn là đạp phải miểng sành, miểng chai làm đứt chân“, ông Liêu nói.
Bùn non sau khi múc lên sẽ được lược bỏ các vỏ ốc, rác trong đất sau đó trộn với xơ dừa rồi trải đều ra thảm ni lông để gieo mạ.

Bùn non sau khi múc lên sẽ được lược bỏ các vỏ ốc, rác trong đất sau đó trộn với xơ dừa rồi trải đều ra thảm ni lông để gieo mạ.
Cũng theo ông Ri, nhóm ông 6 người sẽ được chia làm 2 đội gieo mạ,  1 đội trên bờ gieo mạ, 1 đội dưới nước xúc bùn, lượt bùn. Tùy chỗ bùn nhiều thì đến giữa trưa công việc hoàn thành, nhưng nếu ngay đoạn bùn ít nhóm phải làm đến đầu giờ chiều mới xong. Đội phụ trách trên bờ, phải sử dụng cào để làm nền đất cho bằng phẳng, lúc gieo cũng phải đều tay để mạ lên đều, đẹp.

Cũng theo ông Liêu Ri, nhóm ông có 6 người được chia làm 2 đội 1 đội trên bờ gieo mạ, 1 đội dưới nước xúc bùn. Tùy chỗ bùn nhiều thì đến giữa trưa công việc hoàn thành, nhưng nếu gặp đoạn bùn ít phải làm đến đầu giờ chiều mới xong. "Thông thường mỗi vụ làm khoảng 30 ngày là xong, nên ai rảnh rỗi cũng đều tranh thủ thời gian để có thêm thu nhập. Dù cực nhưng qua mỗi mùa cũng kiếm được vài triệu đồng có thêm chi phí sinh hoạt trong gia đình", ông Liêu Ri nói.
Sình non được trải đều trên tấm ni lông

Bùn non được trải đều trên tấm ni lông
Tiến hành gieo mạ trên thảm bùn trộn với xơ dừa. Đây là hình thức gieo mạ sân phục vụ cho việc cấy bằng máy sau này.

Tiến hành gieo mạ trên thảm bùn trộn với xơ dừa. Đây là hình thức gieo mạ sân phục vụ cho việc cấy bằng máy sau này.
Ông Đồ Dương ở xã Đại Tâm (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) cho biết đa phần những hộ việc gieo mạ sân là canh tác lúa giống ST24, ST25 (cho gạo ngon nhất thế giới năm 2019, 2023). Việc gieo mạ sân, cấy bằng máy sẽ giúp lúa phát triển đồng đều, ít sâu bệnh, cho năng suất cao.

Ông Đồ Dương ở xã Đại Tâm (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) cho biết, đa phần những hộ gieo mạ sân là canh tác lúa giống ST24, ST25 (cho gạo ngon nhất thế giới năm 2019, 2023). Việc gieo mạ sân, cấy bằng máy sẽ giúp lúa phát triển đồng đều, ít sâu bệnh, cho năng suất cao.
Hiện nay tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên hàng năm duy trì khoảng trên 100 ha chuyên canh tác lúa giống ST24, ST25 cấp xác nhận. Bên cạnh sản xuất tập trung, tất cả diện tích đều được thực hiện theo phương pháp gieo mạ, cấy máy, nhằm giảm lượng lúa giống gieo sạ, hạn chế dịch hại, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho bà con nông dân.

Hiện nay tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên hàng năm duy trì khoảng trên 100 ha chuyên canh tác lúa giống ST24, ST25 cấp xác nhận. Toàn bộ diện tích này được doanh nghiệp thu mua với giá có lợi cho người trồng.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận

 

Chủ đề tương tự

Back
Top