Nhà đầu tư nước ngoài rót gần 2 tỉ USD vào kinh doanh bất động sản

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Nguyễn Hà - Thứ sáu, 05/07/2024 11:00 (GMT+7)

5 tháng đầu năm 2024 nước ta đã thu hút được dự án FDI vào 17/21 ngành kinh tế, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với hơn 7,43 tỉ USD, chiếm 67,1% vốn đăng ký, tăng 11,9% so với cùng kỳ, kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với gần 1,98 tỉ USD.
Nhà đầu tư nước ngoài rót gần 2 tỉ USD vào kinh doanh bất động sản

5 tháng đầu năm, FDI vào bất động sản tăng mạnh. Ảnh minh họa: Bảo Chương
FDI vào bất động sản tăng mạnh
GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - cho biết, từ khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã đóng góp ngày càng nhiều vào tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hình thành và phát triển các ngành kinh tế, du nhập công nghệ và dịch vụ tiên tiến, chiếm tỷ trọng lớn trong xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, tạo việc làm cho hàng triệu lao động, bồi dưỡng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao, nộp ngân sách nhà nước ngày càng nhiều.
5 tháng đầu năm 2024, nước ta đã thu hút được dự án FDI vào 17/21 ngành kinh tế, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với hơn 7,43 tỉ USD, chiếm 67,1% vốn đăng ký, tăng 11,9% so với cùng kỳ, kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với gần 1,98 tỉ USD, chiếm 17,9%, tăng 70,8%, bán buôn bán lẻ hơn 514,2 triệu USD và vận tải kho bãi gần 342,2 triệu USD.
Theo ông Mại, các tổ chức quốc tế và nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao môi trường đầu tư của Việt Nam do ổn định chính trị, kinh tế vĩ mô, an ninh, an toàn xã hội, thị trường mở rộng nhờ thu nhập của người dân tăng nhanh, khoảng 25- 30 triệu thuộc tầng lớp trung lưu, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi của chuyển đổi sang tăng trưởng xanh, kinh tế số, trong khi tiền công chỉ bằng khoảng ½ một số nước ASEAN; Nhà nước kiên định cải cách nền hành chính quốc gia, do đó nhiều doanh nghiệp FDI liên tục tăng vốn đầu tư, nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới như Apple, Goertek, Foxconn, Luxshare đang có kế hoạch chuyển các hoạt động sản xuất và tăng vốn đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ cao như bán dẫn, năng lượng mặt trời, điện gió, AI, Fintex.
Cần cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh
Để thu hút FDI vào bất động sản, GS.TSKH Nguyễn Mại nêu các vấn đề cần cải thiện, trong đó nhấn mạnh cần hoàn thiện thể chế, chính sách. Ông Mại cho biết, năm 2023, Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung, ban hành nhiều luật có liên quan đến đầu tư nước ngoài như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Tín dụng, Nghị quyết về thực thi quy định thuế tối thiểu toàn cầu, Chính phủ đã ban hành một số chính sách mới và chuẩn bị mọi điều kiện để thu hút FDI thế hệ mới. Các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế, luật pháp của nước ta.
Ông Mại cho rằng, người dân và doanh nghiệp đang mong chờ nhanh chóng hoàn thành hàng trăm Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các bộ, ngành hướng dẫn thi hành Luật pháp.
"Kinh nghiệm của hàng chục năm vừa qua có bốn vấn đề cần được lưu ý khi soạn thảo và ban hành Nghị định và Thông tư. Một là, một số nội dung của Nghị định và Thông tư không phù hợp, thậm chí trái với luật; nhiều Nghị định quá dài do lặp lại một số nội dung đã được luật quy định khá rõ ràng; Hai là, nhìn chung các bộ, ngành quá chậm trễ khi soạn thảo Nghị định và Thông tư, nên một số luật đã đến thời hiệu thi hành vẫn chưa có giá trị pháp lý; Ba là, vẫn còn tình trạng “Phép vua thua Lệ làng” do một số quy định của bộ, ngành, chính quyền tỉnh, thành phố trái với luật pháp, vượt quá thẩm quyền, khi được phát hiện thì không xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan.
Bốn là, việc thực thi luật pháp chưa nghiêm, nên tình trạng vi phạm vẫn còn nhiều, chậm được phát hiện và xử lý. Một số Hiệp hội nước ngoài cho rằng, Nhà nước không cần đề ra chính sách mới mà nên xây dựng chỉ số đo lường về mức độ thực thi chính sách đã có, cái gì đã làm tốt, cái gì cần xem xét lại. Từ đó, xin lưu ý một số văn bản cần được ban hành càng nhanh càng tốt" - ông Mại nói.
Cũng theo ông Mại, cần hiện đại hóa hạ tầng kinh tế- xã hội. Trong đó, cần có chính sách ưu đãi cao để khuyến khích các khu vực kinh tế đầu tư xây dựng điện mặt trời, điện gió, điện tái tạo, lưu trữ điện với lượng lớn tại các nhà máy năng lượng sạch và hệ thống truyền tải điện; Để nhanh chóng chuyển sang kinh tế số, doanh nghiệp số, xã hội số, Chính phủ số cần đầu tư đồng bộ và hiện đại hạ tầng số; Xây dựng đồng bộ, hiện đại giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không đáp ứng đòi hỏi của phát triển kinh tế- xã hội là một định hướng quan trọng của nước ta trong quá trình chuyển đổi số, tăng trưởng xanh và bền vững.
Logo.jpg

Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top