Nhập khẩu thép cuộn cán nóng giá rẻ của Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 6 vừa qua Việt Nam nhập khẩu 886.000 tấn thép cuộn cán nóng (HRC), tương đương 151% sản lượng sản xuất trong nước. Trong đó, lượng thép nhập từ Trung Quốc chiếm 77%. Nguyên nhân là giá sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc rất thấp, bình quân 560 USD/tấn, thấp hơn các quốc gia khác từ 45 - 108 USD/tấn.
Nhập khẩu thép cuộn cán nóng giá rẻ của Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh - Ảnh 1.

Sản phẩm thép nội địa bị hàng ngoại nhập giá rẻ cạnh tranh xấu
Lũy kế 6 tháng đầu năm, sản lượng thép cán nóng nhập khẩu lên đến gần 6 triệu tấn tăng 32% so với cùng kỳ 2023, giá trị đạt 3,46 tỉ USD. Lượng nhập khẩu này bằng 173% so với sản xuất trong nước. Trong đó, lượng thép nhập từ Trung Quốc chiếm 74% tương đương 2,5 tỉ USD, còn lại là từ Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các quốc gia khác.
HRC là nguyên liệu đầu vào để sản xuất ống thép, tôn mạ, thép kết cấu, đóng tàu, vỏ container và nhiều sản phẩm hạ nguồn khác.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, nhu cầu thép cán nóng tại Việt Nam khoảng 12 - 13 triệu tấn/năm. Công suất của các nhà máy sản xuất trong nước hiện khoảng 9 triệu tấn. Việc thép nhập khẩu ồ ạt tràn vào Việt Nam - có thời điểm gấp gần 200% sản xuất trong nước, khiến thị phần bán hàng của doanh nghiệp mất vào tay hàng nhập khẩu.
Trong năm 2023, sản xuất của doanh nghiệp sản xuất thép cán nóng của Việt Nam chỉ đạt 6,7 triệu tấn, tương đương 79% công suất thiết kế, giảm mạnh so với mức 86% của năm 2021. Trong khi đó năm 2023, lượng thép HRC nhập khẩu lên đến 9,6 triệu tấn, gấp 1,5 lần sản xuất trong nước.
Trước đó, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho biết, ngày 31.5 cơ quan này đã nhận được hồ sơ bổ sung hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc. Sau khi xem xét, Cục Phòng vệ thương mại thông báo hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại Nghị định 10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại. Cụ thể, tính từ ngày có công văn thông báo về hồ sơ đầy đủ hợp lệ, cơ quan điều tra có 45 ngày thẩm định chi tiết nội dung hồ sơ và cơ sở tiến hành điều tra. Căn cứ vào kết quả thẩm định và kiến nghị của cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định điều tra hoặc không điều tra vụ việc.

 

Chủ đề tương tự

Back
Top