Nhọc nhằn nghề cắt lá hái ra tiền những ngày mưa ở miền Tây

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
PHƯƠNG LY - Thứ sáu, 19/07/2024 07:31 (GMT+7)

Mùa mưa là thời điểm các hộ dân làm nghề cắt, phơi lục bình tại miền Tây vất vả nhất vì phải thường xuyên canh chừng để lục bình không bị ướt và hư hỏng.
Đang ăn cơm cũng phải dừng lại
Mỗi ngày, vợ chồng bà Võ Thị Thùy Trang (53 tuổi, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ), đều canh con nước để ra sông cắt lục bình, sau đó mang về nhà phơi và bán cho công ty. Trung bình mỗi ngày, vợ chồng bà cắt được 500kg lục bình tươi, riêng những hôm không khỏe thì cũng 300kg.
“Cái nghề này phụ thuộc rất nhiều vào con nước và thời tiết. Nước lớn thì cắt lục bình mới dễ. Có hôm nước lên sớm, vợ chồng cắt đến trưa là về, còn hôm nước lên muộn, vợ chồng phải đợi đến trưa mới ra, cắt xong về nhà cũng hơn 5 giờ chiều. Ai cũng ê ẩm cả người vì phải khom lưng suốt nhiều giờ đồng hồ”, bà Trang kể lại.
Tuy nhiên, theo bà Trang, công đoạn phơi mới là cực nhất. Nếu trời nắng, chỉ phơi khoảng 5 ngày là khô, còn mùa mưa thì kéo dài đến tận 1-2 tuần.
“Mùa nắng phơi khỏe lắm, đỡ phải chạy tới chạy lui, sáng mang ra, chiều thì gom và đậy lại để tránh bị ướt do sương. Trái lại, những ngày mưa như hiện tại, vợ chồng phải canh, trưa không dám ngủ, có khi đang ăn cơm cũng phải bỏ bát đũa xuống để mang lục bình vào”, bà Trang chia sẻ.
Ảnh: Mỹ Ly

Mùa mưa là thời điểm bà con làm nghề cắt, phơi lục bình tại miền Tây khá vất vả vì phải canh chừng kỹ lưỡng để lục bình không bị hư hỏng. Ảnh: Mỹ Ly
Lớn tuổi, khó tìm được việc làm, ông Lê Văn Thi (68 tuổi, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) cũng gắng bó với công việc cắt, phơi lục bình để kiếm thu nhập trang trải cuộc sống. “Ở độ tuổi của tôi, muốn tìm được việc làm tại các công ty rất khó. Với lại, đi làm thuê, nặng nhọc quá, sức khỏe cũng không cho phép. Vì vậy, tôi mới chuyển sang nghề cắt, phơi lục bình”, ông Thi nói.
Ông Thi cho biết, mùa mưa là thời điểm mà người phơi lục bình cực nhất. Bởi chỉ cần lơ là, lục bình sẽ hư hỏng, không thể giao cho công ty. Nếu nắng tốt, phơi khoảng 1 tuần đổ lại là khô, còn mấy ngày nay, trời mưa, lục bình chẳng thể ráo nước nổi: “Phơi mùa mưa mang ra mang vào mệt lắm. Còn phải canh chừng thật kỹ, trời có chút mây đen là dọn vào ngay. Vì dính nước mưa, hôm sau lục bình sẽ bị hư hỏng ngay, phải bỏ”.
Cực nhưng thu nhập ổn định
Bà Trang cho biết, dù nghề này khá vất vả, nhất là vào mùa mưa nhưng hai vợ chồng vẫn cố gắng vì để kiếm tiền lo cho gia đình. Số lượng lục bình bà Trang bán ra đều được một công ty tại Đồng Tháp thu mua toàn bộ.
Trung bình 500kg lục bình tươi, sau khi phơi sẽ còn khoảng 50kg lục bình khô. Nếu được giá, lục bình khô được công ty thu mua ở mức 22.000 đồng/kg, còn thời điểm bình thường thì dao động từ 17.000 – 19.000 đồng/kg. Như vậy, trung bình mỗi ngày, vợ chồng bà Trang thu về được từ 850.000 đến hơn 1 triệu đồng.
Việc bán lục bình khô đem lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con miền Tây. Ảnh: Mỹ Ly

Việc bán lục bình khô đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân miền Tây. Ảnh: Mỹ Ly
Còn đối với ông Thi, công việc cắt, phơi lục bình tuy có vất vả nhưng đổi lại thu nhập ổn định, làm ra bao nhiêu là công ty thu mua hết bấy nhiêu. Theo đó, trung bình mỗi ngày ông Thi kiếm được từ 100.000 – 150.000 đồng. Với số tiền này, ông có thể trang trải cuộc sống hàng ngày.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top