Những lưu ý cần biết khi rửa mặt bằng nước muối

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
NGỌC THÙY (THEO INDIANEXPRESS) - Thứ năm, 25/07/2024 11:03 (GMT+7)

Những lưu ý cần biết khi rửa mặt bằng nước muối

Rửa mặt bằng nước muối liệu có thực sự tốt cho làn da? Đồ họa: Linh Linh
Các loại liệu pháp liên quan đến muối
Tiến sĩ Vandana Punjabi, bác sĩ chuyên khoa da liễu tại Bệnh viện Nanavati (Ấn Độ) - cho biết, có hai loại liệu pháp muối. Loại khô được gọi là liệu pháp muối và loại ướt được gọi là liệu pháp muối ướt.
Muối khô sẽ được sử dụng trong các thiết bị chuyên dụng được gọi là máy tạo halotherapy. Trong khi ở liệu pháp muối ướt, muối được sử dụng ở dạng dung dịch pha loãng để súc miệng, uống, tắm hoặc rửa mũi.
Tiến sĩ Punjabi nói rằng: “Hầu hết các bằng chứng khoa học đều cho thấy liệu pháp halotherapy có tác dụng hữu ích trong điều trị các bệnh lý về da như bệnh vẩy nến, viêm da dị ứng, mụn trứng cá, bệnh trứng cá đỏ, nhiễm trùng do vi khuẩn... Phương pháp này giúp giảm cường độ khô da, mẩn đỏ và kích thích quá trình tái tạo da”.
Có nên rửa mặt bằng nước muối không?
Tiến sĩ Punjabi đã liệt kê một số ưu và nhược điểm mà bạn nên biết trước khi thay thế sữa rửa mặt hằng ngày bằng nước muối gồm:
Ưu điểm
Tính chất kháng khuẩn: Nước muối có tính chất kháng khuẩn tự nhiên có thể giúp chống lại một số loại vi khuẩn trên da, có khả năng làm giảm mụn trứng cá và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Các hạt muối có thể hoạt động như một chất tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, hỗ trợ loại bỏ tế bào da chết và mang lại làn da mịn màng hơn.
Cân bằng sản xuất dầu: Nước muối có thể giúp điều chỉnh sản xuất bã nhờn, dầu tự nhiên của da. Điều này có thể có lợi cho những người có làn da dầu hoặc dễ bị mụn trứng cá.
Nhược điểm
Tác dụng làm khô: Nước muối có thể làm mất nước cho da, lấy đi lớp dầu tự nhiên và gây khô da, đặc biệt đối với những người có làn da khô hoặc nhạy cảm.
Phá vỡ hàng rào bảo vệ da: Sử dụng nước muối trong thời gian dài hoặc thường xuyên có thể phá vỡ chức năng hàng rào bảo vệ tự nhiên của da, dẫn đến tăng độ nhạy cảm, kích ứng và khả năng viêm nhiễm.
Nguy cơ tẩy tế bào chết quá mức: Mặc dù tẩy tế bào chết nhẹ nhàng có thể có lợi, nhưng việc chà xát quá mức hoặc mạnh bằng nước muối có thể làm hỏng hàng rào bảo vệ da, dẫn đến đỏ, bong tróc và thậm chí là rách da.
Khả năng gây kích ứng da: Một số người có thể nhạy cảm hơn với nước muối, cảm thấy châm chích, nóng rát hoặc ngứa trên da.
Lời khuyên của bác sĩ
Đồng quan điểm, Tiến sĩ Shirolikar, bác sĩ da liễu và là người sáng lập website sức khỏe về da Drmanasiskin.com (Ấn Độ) - cho biết, nước muối có thể gây hại lâu dài cho làn da dễ bị mụn hoặc những người bị bệnh chàm.
Điều quan trọng cần lưu ý là tác động của nước muối lên da có thể khác nhau tùy từng người. Cần cân nhắc các yếu tố như loại da, độ nhạy cảm và sức khỏe tổng thể của da.
Còn theo Tiến sĩ Vandana Punjabi, trong khi các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tắm bằng dung dịch muối Biển Chết làm giảm tình trạng da thô ráp và viêm, thì vẫn có rất ít hoặc không có bằng chứng nào cho thấy việc sử dụng dung dịch muối thông thường có thể cải thiện tình trạng da.
Tiến sĩ Vandana Punjab cũng khẳng định, trên thực tế, rửa mặt bằng nước muối có thể gây kích ứng và lạm dụng có thể làm tổn hại đến hàng rào bảo vệ da, làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trứng cá và bệnh chàm. Ngoài ra, không nên chà xát muối lên da vì điều này có thể dẫn đến tình trạng tăng sắc tố da.
Tiến sĩ Vandana Punjabi khuyên rằng, tốt hơn hết là nên ngừng sử dụng muối trên mặt nếu bạn thấy da bị đỏ, ngứa, bong tróc, lột da, căng da hoặc có các mảng da sẫm màu.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top