Những người trẻ đi học 'ngoại ngữ hiếm' Ả Rập, Ấn Độ, Phần Lan...

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Cô Phan Thanh Huyền (thứ 5 từ trái sang) đang chia sẻ cùng các bạn du học sinh Việt Nam tại Đại học Kuwait - Ảnh: NVCC

Cô Phan Thanh Huyền (thứ 5 từ trái sang) đang chia sẻ cùng các bạn du học sinh Việt Nam tại Đại học Kuwait - Ảnh: NVCC
Trần Anh Thịnh (25 tuổi) hiện là chuyên viên trao đổi/quản lý dự án hỗ trợ doanh nghiệp tại Đại học Westminster, Mỹ. Thông thạo hai ngoại ngữ phổ biến Anh và Pháp, Thịnh vẫn quyết học thêm tiếng Thái Lan và Tây Ban Nha để kết nối hơn với con người và khám phá thêm những nền văn minh, văn hóa mới.

Cơ duyên và đam mê​

Sinh ra và lớn lên tại Đà Nẵng, Thịnh có cơ hội tiếp xúc với khách nước ngoài thường xuyên. Chia sẻ với chúng tôi về cơ duyên học ngoại ngữ hiếm, Thịnh cho biết: "Năm 2019, tôi có làm việc cho một tiệm bánh mì Burger Min Min, được gặp những người khách nước ngoài.
Ban đầu, tôi chỉ giao tiếp với họ bằng tiếng Anh, dần dà thân quen họ dạy cho tôi vài từ ngữ bản địa, chính những từ ngữ đó đã khơi gợi trong tôi sự hứng thú tìm tòi và học hỏi thêm ngôn ngữ mới".
Còn đối với Châu Thị Tiểu Lam - sinh viên năm 4 Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), từ nhỏ đã có ấn tượng mạnh mẽ với những điệu múa lắc hông uyển chuyển.
Khi đặt bút điền nguyện vọng thi đại học, Tiểu Lam đã quyết định lựa chọn ngành Ấn Độ học để có thể thỏa niềm đam mê tìm hiểu về ngôn ngữ và nền văn hóa nước bạn.
"Ban đầu, bố mẹ tôi không ủng hộ việc tôi theo học ngoại ngữ hiếm. Nhưng tôi đã chứng minh thực lực bản thân qua điểm số và thành tích.
Tôi chủ động chia sẻ chuyện học hành, nói về những khía cạnh tốt đẹp của tiếng Ấn, cơ hội việc làm trong tương lai với bố mẹ. Kể từ đó, họ mới có cách nhìn khác về việc học tiếng Ấn và ủng hộ tôi", Tiểu Lam chia sẻ.
Trần Anh Thịnh phiên dịch cho hai người Mexico và Mỹ - Ảnh: NVCC

Trần Anh Thịnh phiên dịch cho hai người Mexico và Mỹ - Ảnh: NVCC
Các cơ quan, ban ngành đều có nhu cầu tuyển người thạo tiếng Ả Rập. Và các lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, du lịch, xuất khẩu lao động cũng tuyển dụng phiên dịch viên nên cơ hội nghề nghiệp của các bạn biết tiếng Ả Rập rất lớn.
Cô Phan Thanh Huyền

Vượt khó​

Để thông thạo một ngôn ngữ khác đã khó, học thứ tiếng mà cộng đồng ít sử dụng còn khó gấp nhiều lần.
Thịnh chia sẻ: "Khi quyết định học thêm ngôn ngữ mới, tôi vạch ra mục tiêu và kế hoạch học tập rõ ràng. Chọn một ngôn ngữ mình thích và tìm hiểu thêm về những cơ hội làm việc mà ngôn ngữ ấy có thể đem lại".
Tuy nhiên, quá trình học tiếng Thái Lan và Tây Ban Nha, Thịnh cũng gặp phải không ít khó khăn. Anh cho biết mình mất nhiều thời gian do chưa tìm được phương pháp phù hợp: "Tôi bỏ thời gian ra để học thuộc lòng hoặc học vẹt từ vựng mà không hiểu nghĩa thì chỉ cần bỏ ít ngày không đụng tới là tôi sẽ quên mặt chữ".
Thấu hiểu những khó khăn trong hành trình tiếp cận ngôn ngữ mới, Thịnh đã lập ra Cộng đồng EMI-One Million Global Citizens by 2050. Anh thường xuyên tổ chức các workshop trao đổi về các chủ đề như kỹ năng học ngoại ngữ hiệu quả, kỹ năng kết nối, xây dựng mối quan hệ xã hội.
Ở đây, các bạn trẻ có thể chia sẻ những trải nghiệm của bản thân trong việc học ngoại ngữ. Đồng thời đây cũng là một cộng đồng kết nối và chia sẻ cơ hội việc làm cho những bạn trẻ Việt Nam.
Khởi đầu một ngoại ngữ mới chưa bao giờ là dễ dàng. Dù là ngôn ngữ yêu thích và đã có một chút nền tảng từ trước,Tiểu Lam vẫn mất nhiều thời gian và chịu bỏ tâm sức để theo đuổi đam mê.
Ngoài giờ học trên lớp và giờ làm thêm, cô tranh thủ tự học thêm tiếng Ấn vào mỗi buổi tối. Khi thì luyện viết, lúc lại học từ vựng, cứ miệt mài như vậy, có hôm tới 3h sáng Lam mới đi ngủ. "Học tiếng Ấn Độ cần phải kiên trì vì ngôn ngữ này có các âm điệu và hệ thống chữ viết rất phức tạp, cách diễn đạt và ngữ pháp cũng khác so với tiếng Anh hay các ngôn ngữ châu Âu khác" - Tiểu Lam tâm sự.
Còn bạn Nông Thị Trúc - sinh viên năm 2 ngành Đông phương học Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, đang theo đuổi một ngành ngoại ngữ kén người học đó là bộ môn Ả Rập học.
Từ lúc bắt đầu nhập môn học những ký tự căn bản, Trúc đã cảm thấy "khó nhằn" thật sự. "Mình phải học bảng chữ cái mới, cách viết chữ cũng khác, các từ phải nối nhau rất khó nhớ. Cách phát âm khó và những quy tắc ngữ pháp thì khác hẳn so với tiếng Anh hay tiếng Việt.
Tài liệu tham khảo hay sách vở phục vụ cho học tập còn khan hiếm, nên muốn nói được tiếng Ả Rập thông thạo mình thấy rất khó", Trúc chia sẻ mình đang rất cố gắng.
Cô Phan Thanh Huyền, trưởng bộ môn Ả Rập khoa Đông phương học Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, cho biết: "Sinh viên muốn học được ngoại ngữ hiếm cần phải có tố chất phù hợp, khả năng tiếp thu tốt thì mới theo lâu dài được.
Bên cạnh đó, các bạn cũng cần có sự cố gắng, kiên trì bền bỉ, vì thường thì sau năm 1 hoặc năm 2, không phải chỉ riêng ngành Ả Rập mà tất cả các ngành ngôn ngữ hiếm khác sẽ có một số bạn cảm thấy chán nản, không phù hợp và chuyển ngành".
Trang chữ Ấn Độ mà Tiểu Lam luyện viết hằng ngày - Ảnh: TỪ SANG

Trang chữ Ấn Độ mà Tiểu Lam luyện viết hằng ngày - Ảnh: TỪ SANG

Cơ hội nghề nghiệp​

Nhờ khả năng học tốt ngoại ngữ, đặc biệt là biết thêm ngoại ngữ hiếm, Thịnh đã xuất sắc giành được học bổng trao đổi tiếng Thái của Vụ Hợp tác và phát triển (Bộ Ngoại giao Thái Lan) tài trợ học bổng tiếng Thái ở Trường Srinakharinwirot. Bên cạnh đó, anh đã kiếm được công việc ổn định với mức thu nhập cao.
"Trước đây tôi có quen biết vài thầy cô người Thái Lan và Tây Ban Nha, nhờ có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ bản xứ của họ, giúp tôi kết nối gần hơn, từ đó họ giúp đỡ và giới thiệu cho tôi công việc hiện tại. Ngoại ngữ hiếm cũng như một chiếc chìa khóa để tôi kết nối, chủ động hơn với con người, mở ra nhiều cánh cửa để đi tới thành công", Thịnh chia sẻ.
Với Tiểu Lam, học tiếng Ấn Độ giúp bạn ấy khám phá thêm được nền văn minh lâu đời, hiểu biết hơn về văn hóa cũng như bề dày lịch sử và truyền thống của Ấn. Có thêm những kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, lịch sử và ngoại giao, điều này giúp Tiểu Lam có những trải nghiệm sâu sắc và hiểu biết mới về thế giới xung quanh. Cô hiện đã tự tin hơn trong giao tiếp với người Ấn Độ và cũng năng nổ tham gia các hoạt động văn hóa liên quan quốc gia này.
Hiện nay cơ hội việc làm dành cho các bạn học ngoại ngữ hiếm là rất cao. Riêng đối với bộ môn Ả Rập học rất có tiềm năng về nghề nghiệp. Bộ môn này đang ngày càng nhận được sự quan tâm khi Chính phủ Việt Nam tăng cường kết nối và giao thương với khu vực Ả Rập.
Các hội thảo được mở ra liên quan tới nghiên cứu thị trường Trung Đông để phát triển du lịch, thương mại, xuất nhập khẩu các sản phẩm từ Việt Nam sang Ả Rập.
Theo cô Huyền, để triển khai được mục tiêu đó, cần đội ngũ nhân lực biết tiếng Ả Rập và thông thạo văn hóa Ả Rập, nên cơ hội việc làm rất cao. Thực tế các trường đại học ở Trung Đông cũng quan tâm sát sao và cấp nhiều học bổng cho sinh viên Việt Nam. Các bạn ấy có rất nhiều cơ hội học tập cũng như việc làm sau này.

Bí kíp học tiếng Ả Rập​

Với Nông Thị Trúc, bí kíp để theo học ngôn ngữ "khó nhằn" như Ả Rập là phải chọn được giảng viên phù hợp. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn phải là kiên trì, mỗi ngày Trúc dành ra hai tiếng học từ vựng, đặt mục tiêu học 10 từ mới mỗi ngày theo chủ đề, và ôn lại những từ cũ, bên cạnh đó luyện viết và đọc chữ để quen dần, tăng khả năng ghi nhớ.
Ngoài ra, Trúc thường xem phim Ả Rập hoặc nghe các bài nói chuyện để cải thiện kỹ năng nghe.


 

Chủ đề tương tự

Back
Top