Nữ cán bộ công đoàn chủ chốt, cán bộ nữ công chia sẻ kinh nghiệm chăm lo lao động nữ

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Kiều Vũ - Hải Nguyễn - Thứ hai, 08/07/2024 15:46 (GMT+7)

Hà Nội - Tại Hội nghị gặp mặt cán bộ nữ lãnh đạo chủ chốt Công đoàn cấp tỉnh, ngành Trung ương và biểu dương cán bộ nữ công Công đoàn cơ sở tiêu biểu xuất sắc lần thứ 3 năm 2024 có một cuộc giao lưu mà qua đó mọi người hiểu thêm về công việc của các chị - công việc vì lao động nữ.
Nữ cán bộ công đoàn chủ chốt, cán bộ nữ công chia sẻ kinh nghiệm chăm lo lao động nữ

Giao lưu giữa các nữ cán bộ Công đoàn. Ảnh: Hải Nguyễn
Tại giao lưu, chị Hoàng Việt Hương - trợ lý nhân sự hiện trường Xưởng A3, Công đoàn Công ty TNHH Pousung Việt Nam, tỉnh Đồng Nai chia sẻ Ban nữ công tham mưu cho Ban chấp hành Công đoàn cách làm để hỗ trợ cho các chị em vay vốn dựa trên thâm niên làm việc với mức trả hàng tháng không quá 30% thu nhập.
Ví dụ công nhân làm từ 3 năm trở lên với mức lương khoảng 7 triệu đồng thì sẽ được hỗ trợ vay 10 triệu đồng, trả trong vòng 10 tháng, mỗi tháng trả 1 triệu tiền gốc và lãi tính trên dư nợ giảm dần. Đối với các trường hợp đang cần số tiền lớn để giải quyết như sửa nhà, mua phương tiện đi lại thì sẽ căn cứ theo mức lương thu nhập để hỗ trợ cho vay đến 100 triệu đồng/1 trường hợp với thời gian dài hơn từ 20-25 tháng, nhưng vẫn phải đảm bảo người công nhân còn tiền sinh hoạt phí trong tháng.
Nếu công nhân đăng kí vay bên Tài chính vi mô CEP (là tổ chức tài chính vi mô phi lợi nhuận, được Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh sáng lập vào năm 1991) thì lãi cố định: 0,55%/tháng. Vay của ngân hàng HD Bank thì lãi suất giảm dần: 12%/ tháng lãi giảm dần.
Định kỳ 2 tháng một lần, Ban Nữ công Công đoàn Công ty thông báo qua loa tại nơi làm việc công ty, gửi văn bản trực tiếp đến lao động nữ và trang Fanpage của Công đoàn có hơn 25 nghìn lượt theo dõi rất dễ để người lao động tiếp cận thông tin vay vốn.
Chia sẻ về kinh nghiệm tham mưu đưa ra các nội dung để ký kết Thỏa ước lao động tập thể ngành của một ngành đa phần là lao động nữ, chị Phạm Thị Thanh Tâm - Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam cho biết trong Thỏa ước lao động tập thể ngành lần thứ V, ngoài các chế độ chính sách áp chung cho mọi người lao động như (thu nhập tối thiểu tăng 14% so với lương tối thiểu vùng, ăn ca miễn phí, nghỉ ngắn giữa giờ, mỗi năm được dành 2 ngày tham gia các hoạt động tập huấn, phổ biến chính sách do công đoàn tổ chức; tặng quà sinh nhật, kết hôn, thành lập công ty; hỗ trợ ốm đau, tang chế), công đoàn ngành đã thương lượng đưa được thêm vào thỏa ước các chính sách riêng cho lao động nữ mang tính định lượng như lao động nữ được tặng quà các ngày của chị em (8.3, 20.10); được trang bị phòng vắt trữ sữa, khuyến khích các doanh nghiệp hỗ trợ thêm cho lao động nữ ngoài các khoản theo quy định của Bộ luật Lao động... - những nội dung này ở các bản thỏa ước trước đây chưa có hoặc chưa đưa được mức cụ thể.
Công đoàn ngành cũng thường xuyên nắm bắt hoàn cảnh, đồng hành, thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời, giúp chị em giải quyết khó khăn trong cuộc sống. Nhiệm kỳ 2018 - 2023 vừa qua, toàn hệ thống đã trích gần 67,5 tỉ đồng hỗ trợ cho trên 594 nghìn lượt lao động nữ.
Không dừng lại ở các hoạt động bảo vệ quyền lợi, chăm lo đời sống vật chất, Công đoàn Dệt May Việt Nam cũng chú trọng tạo các giải pháp nhằm tạo ra môi trường học tập và thi đua lành mạnh, tích cực, tạo cơ hội để nữ công nhân, viên chức, lao động phấn đấu, phát triển bản thân. Nhiệm kỳ qua, có 232 nghìn lượt lao động nữ được học tập nâng cao trình độ, kỹ năng, tay nghề, gần 1.500 nữ công nhân viên chức lao động được đề bạt, thăng tiến trong công việc.
Còn Tiến sĩ Phùng Lan Hương - Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng ban Nữ công Công đoàn Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết kinh nghiệm học hỏi được qua tham gia Ban nữ công nhiều năm, cho chị nhận thấy cần nắm bắt được trước tiên chủ trương, nhiệm vụ trọng tâm hằng năm của Công đoàn cấp trên, của lãnh đạo trường để lựa chọn chủ đề tổ chức sự kiện, đồng thời thông qua thành viên Ban nữ công đã được cơ cấu từ các đơn vị để nắm bắt tâm tư, nhu cầu của nữ cán bộ, kết hợp học hỏi và cập nhật xu thế hiện hành trong xã hội để xây dựng cách thức tổ chức sự kiện.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top