“Ôm” đất nông nghiệp để chờ đền bù, coi chừng mất trắng

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Minh Hạnh - Chủ nhật, 21/07/2024 07:00 (GMT+7)

Việc không giới hạn chuyển nhượng đất trồng lúa và được bồi thường bằng tài sản khác khi bị thu hồi… khiến nhiều nhà đầu tư xuống tiền mua đất nông nghiệp.
“Ôm” đất nông nghiệp để chờ đền bù, coi chừng mất trắng

Cần cẩn trọng khi mua đất nông nghiệp. Ảnh: Minh Hạnh
Khoảng 2-3 năm trở lại đây, nhiều người đã mua, gom đất nông nghiệp, trong đó có cả đất trồng lúa khiến giao dịch tại phân khúc này trở nên sôi động. Trong khi đó, thị trường bất động sản đang có sự điều chỉnh lớn về giá và cơ cấu các loại hình trong khoảng 3 năm trở lại đây, nhất là tại những phân khúc tạo ra dòng tiền, đóng vai trò tư liệu sản xuất như đất nông nghiệp hay đất thương mại dịch vụ đang tăng giá khá ổn định. Xu hướng này sẽ còn diễn ra mạnh mẽ hơn khi các luật mới chính thức có hiệu lực.
Nhiều nhà đầu tư mua đất nông nghiệp chờ đền bù. Ảnh: Minh Hạnh

Nhiều nhà đầu tư mua đất nông nghiệp chờ đền bù. Ảnh: Minh Hạnh
Bên cạnh những thuận lợi và cơ hội, chuyên gia về bất động sản cho rằng, bên cạnh những tác động tích cực, sự thuận lợi này sẽ làm xuất hiện nhiều hơn những nhóm nhà đầu tư, doanh nghiệp đi gom, đầu cơ đất nông nghiệp và chờ đợi đền bù giá cao hoặc bằng đất ở.
Ông Đỗ Văn Thạch - CEO Dova Land (Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng, hoạt động “gom” đất nông nghiệp không mới, trước đây do pháp luật giới hạn đối tượng chuyển nhượng, chỉ giao cho người dân của địa phương, người làm nông nghiệp từ tỉnh khác đến cũng không được mua nên nhà đầu tư phải nhờ người đứng tên hộ, hoặc thực hiện mua bán bằng giấy tờ viết tay.
Tuy nhiên, đất nông nghiệp luôn là điểm hẹn màu mỡ cho những ý tưởng đầu tư sinh lợi nhanh chóng bởi hay nằm trong các dự án quy hoạch phát triển, do giá đền bù thấp, giải tỏa nhanh. Chỉ cần có thông tin mảnh ruộng nào đó ở gần một tuyến giao thông hay khu hành chính sẽ mở, người đầu tư sẽ quan tâm chuyển đổi quyền sở hữu, để hưởng chính sách về sau.
Cùng đó, ông Nguyễn Văn Tuấn (môi giới bất động sản tại Phú Cát, Quốc Oai, TP Hà Nội) cho biết, kể từ năm 2021 đến nay, có khá nhiều người từ trung tâm thành phố, thậm chí các tỉnh khác tìm về Quốc Oai để tìm mua đất ruộng, tùy vào vị trí mà người mua có hình thức mua bán khác nhau.
Mục đích gom mua của các cá nhân thường là để chờ Nhà nước đền bù nhằm hưởng phần chênh lệch giữa giá mua được “rẻ” và giá Nhà nước, hoặc xin chuyển đổi rồi phân lô bán nền.
“Nếu vị trí bình thường, có thể có dự án đi qua thì sẽ mua kiểu “cuốn chiếu” cả sào với giá thấp hơn giá đền bù của Nhà nước khoảng 50-70 triệu đồng/sào; còn vị trí đẹp, gần đường quốc lộ sẽ được giao dịch với mức giá dao động từ 1 triệu đồng đến dưới 2 triệu đồng/m2”, ông Tuấn cho hay.
Các chuyên gia cho rằng, việc không giới hạn đối tượng chuyển nhượng sẽ khiến thị trường đất nông nghiệp sôi động hơn. Kéo theo đó, giá đất nông nghiệp chắc chắn sẽ tăng cao. Điều này sẽ tạo điều kiện cho người nông dân bớt thiệt thòi. Tuy nhiên, sẽ xuất hiện những nhóm đầu tư, doanh nghiệp đi gom, đầu cơ đất nông nghiệp và chờ được đền bù giá cao hoặc nhà ở. Thực tế, việc đầu cơ đất nông nghiệp không phải khi luật được áp dụng mới xuất hiện mà trước đó rất nhiều nhà đầu tư đã thực hiện mua bán nhưng chỉ bằng giấy viết tay, vì không thuộc đối tượng được giao dịch. Song, sau khi luật mới áp dụng sẽ cởi mở hơn trong vấn đề giao dịch sẽ khiến phân khúc này trở nên rất sôi động.
Trao đổi với Báo Lao Động, ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho rằng, từ trước đến nay, trước khi có thông tin về quy hoạch, chính sách mới, các nhà đầu tư đều có những tính toán. Đặc biệt hiện theo luật đất nông nghiệp, mọi đối tượng đều có thể mua và kinh doanh, sản xuất, đây là cơ hội để đầu tư.
Luật Đất đai 2024 đã tạo ra hành lang pháp lý đột phá cho đất nông nghiệp, mở ra sẽ tạo thuận lợi cho người dân mua để kinh doanh hoặc mở những thửa lớn để canh tác nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, một số người mua để đầu cơ chờ cơ hội khiến giá đất nông nghiệp tăng cao và người dân được hưởng lợi. Nhưng nếu không đúng mục đích thì sẽ lãng phí và có nguy cơ rủi ro cao vì từ quy hoạch đến thực hiện triển khai là một quá trình dài và có thể quy hoạch dự án bị treo nhiều năm, nhà đầu tư chắc chắn sẽ bị "chôn" vốn. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác rất khó, thậm chí là không thể chuyển đổi.
“Thời điểm "sốt đất" vừa qua, giá đất nông nghiệp cũng tăng rất cao, người dân không chấp nhận bán rẻ. Nếu có dự án quy hoạch, chắc chắn người dân không bán mà chờ đền bù. Do đó, việc đầu cơ đất nông nghiệp rủi ro nhiều hơn thắng lợi”, ông Điệp cho hay.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top