Phát huy hiệu quả nguồn thu dịch vụ môi trường rừng

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Chú thích ảnh

Lực lượng Kiểm lâm huyện Mường La, tỉnh Sơn La cùng với nhân dân tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng.
Cùng với đó, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tiếp tục rà soát, nghiên cứu cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh để sớm ban hành được Đề án tín chỉ carbon rừng.
Dự kiến, khi hoàn thiện Đề án tín chỉ carbon rừng và có thể bán ra thị trường, tỉnh Sơn La có thể thu thêm hàng trăm tỷ đồng. Cùng với tiền dịch vụ môi trường rừng, đó sẽ tiếp tục là nguồn lực quan trọng để tỉnh thực hiện mục tiêu kép vừa bảo vệ, phát triển rừng tốt và đảm bảo sinh kế cho người dân, hướng tới phát triển lâm nghiệp bền vững.
Sau 15 năm triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La đã góp phần tạo động lực cho người dân thực hiện tốt về bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời, hỗ trợ các địa phương trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Qua đó, hiện thực hóa mục tiêu xã hội hóa nghề rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh.
Năm 2009 đơn giá chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng bình quân toàn tỉnh Sơn La chỉ đạt 100.000 đồng/ha/năm, đến năm 2023 đã tăng lên 360.000 đồng/ha/năm. Đặc biệt, có lưu vực nhỏ mức chi lên đến 2 triệu đồng/ha/năm. Tổng số tiền chi trả trong giai đoạn từ năm 2009-2024 đạt 2.065 tỷ đồng.
Chú thích ảnh

Nhân dân huyện Mường La, tỉnh Sơn La phát dọn thực bì nhằm giảm nguy cơ cháy rừng.
Theo Bí thư Huyện ủy Mường La Vũ Đức Thuận, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là một khoản tiền để chủ rừng, người dân, cộng đồng bản trên địa bàn huyện có một nguồn kinh phí tái tạo, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng, phát triển rừng. Cùng với đó, đây là một nguồn kinh phí để góp phần vào phát triển kinh tế hộ gia đình và đầu tư các công trình công cộng phục vụ cho hạ tầng kinh tế của cộng đồng bản.
Để các cộng đồng bản quản lý tốt tiền dịch vụ môi trường rừng, Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Sơn La đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn các cộng đồng bản quy chế quản lý sử dụng tiền dich vụ môi trường rừng. Từ 10 mô hình điểm ban đầu, đến nay, toàn tỉnh Sơn La có 1.073 chủ rừng là cộng đồng bản thực hiện xây dựng quy chế sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng, vượt 541,9% so với kế hoạch giao.
Nhờ việc xây dựng quy chế quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng, các cộng đồng bản đã sử dụng hơn 722 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng đầu tư cho trên 13.670 công trình hạ tầng nông thôn; trên 200 tỷ đồng phục vụ cho quản lý, bảo vệ rừng; 190 tỷ đồng chi cho các hộ gia đình nâng cao thu nhập và các hoạt động khác; hỗ trợ 18,8 tỷ đồng trồng cây phân tán...
Chú thích ảnh

Lực lượng Kiểm lâm huyện Mường La, tỉnh Sơn La cùng với nhân dân tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng.
Bí thư Chi bộ bản Nam, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn Hà Văn Phấn cho hay, từ khi có quy chế quản lý sử dụng tiền dich vụ môi trường rừng, bản đã áp dụng trích 40% chi cho bảo vệ, phát triển rừng, tuần tra canh gác như chữa cháy; 20% chi cho các nội dung triển khai hội họp về quản lý bảo vệ rừng, còn 40% hỗ trợ những hộ có hoàn cảnh khó khăn.
15 năm qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Sơn La đã và đang phát huy vai trò quan trọng trong việc tham mưu các cơ chế, chính sách; thực hiện công khai, minh bạch việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng, đảm bảo sinh kế cho người dân, từ đó, giữ vững diện tích rừng, từng bước nâng cao độ che phủ rừng. Đến nay, tỉnh Sơn La có 560.000 ha rừng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.

 

Chủ đề tương tự

Back
Top