Sức khỏe Phục hồi dáng đi sau 50 năm gãy xương đùi

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
TP HCMBà Hoa, 61 tuổi, bị đạn bắn gãy nát 1/3 xương đùi trái từ nhỏ, đi khập khiễng, 50 năm sau được bác sĩ phẫu thuật ghép xương phục hồi dáng đi.
"Tôi cứ tưởng cả đời phải chịu đau, không ngờ có ngày đi lại như người bình thường", bà Hoa nói hôm 19/7.
Bà bị trúng đạn năm 1974, điều trị không hiệu quả khiến chân trái đau dai dẳng, teo cơ, ngày càng ngắn lại, đi khập khiễng từ năm 11 tuổi tới nay. Gần đây, bà ngã, đùi trái đau dữ dội nên đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám.
ThS.BS.CKI Nguyễn Văn Lưu, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, cho biết đây là trường hợp hy hữu. Trường hợp gãy xương nhỏ thường mất khoảng ba tháng để lành, gãy xương lớn hơn cần 6 tháng. Trường hợp bà Hoa, ổ gãy không có dấu hiệu lành dù đã trải qua gấp đôi thời gian liền xương, chỉ tạo mô xơ, gọi là hiện tượng khớp giả.
"Với tình trạng gãy không lành xương, thông thường người bệnh rất đau và không thể đi lại, còn bà Hoa đã chịu đựng hơn 50 năm", bác sĩ Lưu nói, thêm rằng nếu tiếp tục không điều trị, chân trái của người bệnh có nguy cơ mất hoàn toàn khả năng vận động.
Tổn thương cũ hình thành sẹo co rút vùng đầu trên xương đùi của bà Hoa, phần mềm che phủ ít, teo cơ, khiến chân trái ngắn hơn chân phải 6 cm. Trong các mô mềm xung quanh xương đùi còn sót nhiều mảnh đạn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Cú ngã mới đây gây thêm gãy xương vùng dưới mấu chuyển, hai đầu xương gãy chồng lên nhau khoảng 4 cm.
Mảnh đạn nằm rải rác quanh khớp háng của bà Hoa. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Để người bệnh hết đau và có thể đi lại, bác sĩ kết hợp xương bằng đinh nội tủy, giúp phần xương gãy được cố định vào đúng vị trí, vững chắc hơn. Những vị trí thiếu xương được ghép thêm xương tự thân và xương nhân tạo. Máy chụp X-quang liên tục C-Arm theo dõi suốt ca mổ, giúp bác sĩ thao tác chính xác, kiểm soát tốt ổ gãy và vị trí đinh.
Còn tình trạng , bác sĩ Lưu cắt bỏ sẹo mổ cũ và giải phóng phần mềm để che phủ xương. Tuy nhiên chân trái chỉ có thể kéo dài thêm 3 cm vì mô mềm bị co rút nhiều. Kéo chi quá nhiều có thể tổn thương mạch máu và thần kinh, từ đó làm giảm cảm giác, ảnh hưởng khả năng vận động của người bệnh sau mổ. Ca phẫu thuật hoàn thành trong hai giờ.
Ngày đầu sau phẫu thuật, bà không còn đau, bắt đầu tập phục hồi chức năng để tránh các nguy cơ do nằm lâu như loét tì đè, huyết khối tĩnh mạch... Bà đi lại với khung tập, tập chống chân một phần, phục hồi tốt và xuất viện vào ngày tiếp theo. Bác sĩ tiên lượng sau 6 tuần, bà có thể đi lại không cần chống nạng.
Bác sĩ Lưu (giữa) thực hiện phẫu thuật cho một người bệnh. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Bác sĩ Lưu cho biết hiện tượng khớp giả không chỉ gây đau và suy giảm khả năng vận động. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, tình trạng này còn có thể dẫn đến nhiễm trùng, tàn tật, tử vong.
Để hạn chế khớp giả sau gãy xương, người bệnh cần tuân thủ chế độ vận động, sinh hoạt, tập luyện mà bác sĩ đã hướng dẫn, tránh tháo bột quá sớm làm ảnh hưởng xấu đến quá trình liền xương. Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung thực phẩm giàu vitamin D và ... Người bệnh cần tái khám đúng hẹn hoặc ngay khi có bất thường để bác sĩ đánh giá sự liền xương, phát hiện sớm nguy cơ chậm liền xương và can thiệp kịp thời.
Phi Hồng
* Tên người bệnh đã được thay đổi
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh cơ xương khớp để bác sĩ giải đáp

 

Chủ đề tương tự

Back
Top