Quản lý cũng là giải pháp ngăn chặn thanh thiếu niên tiếp xúc thuốc lá mới

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
ĐÔNG DU - Thứ tư, 29/05/2024 14:57 (GMT+7)

Tại hội thảo khuyến nghị chính sách về thuốc lá mới do Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA) tổ chức ngày 19.3, nhiều ý kiến cho rằng để ngăn chặn giới trẻ khỏi thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá làm nóng (TLLN), nên kiểm soát sản phẩm này bằng khung pháp lý, tương tự như thuốc lá điếu truyền thống.
Dựng hàng rào pháp lý để ban hành các quy định cấm phù hợp
Hiện lý do chính cho đề xuất cấm TLĐT, TLLN là để bảo vệ giới trẻ. Theo đó, ông Tạ Văn Hạ - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đề nghị rằng mọi quy định cần dựa trên việc phải đảm bảo sức khỏe, an toàn, quyền lợi hợp pháp của người dân, nhất là với thế hệ trẻ - tương lai đất nước.
Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia đều áp dụng luật để quản lý thay vì lệnh cấm. Theo Báo cáo toàn diện về TLLN do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố đầu năm 2024, đã có 69 quốc gia và vùng lãnh thổ quy định cụ thể TLLN là thuốc lá mới, thuốc lá không khói hay các dạng khác; 86 quốc gia và vùng lãnh thổ khác ngầm quản lý TLLN theo quy định hiện hành áp dụng cho thuốc lá điếu.
Báo cáo của WHO khẳng định thuốc lá làm nóng là thuốc lá. Ảnh: CMH.

Báo cáo của WHO khẳng định thuốc lá làm nóng là thuốc lá. Ảnh: CMH.
Thực tiễn cho thấy, việc quản lý TLLN không có nghĩa là các chính phủ này đang tạo cơ hội để các sản phẩm thuốc lá mới như TLLN công khai xâm nhập giới trẻ. Thay vào đó, việc đưa TLLN vào quản lý chính là dựng hàng rào pháp lý để thể chế hóa các quy định cấm phù hợp. Theo báo cáo vừa công bố tháng 5.2024 của WHO, tổ chức này khuyến nghị các quốc gia ban hành lệnh cấm đối tượng trẻ em sử dụng các sản phẩm này, trong khi tăng cường quản lý sản phẩm dành cho các đối tượng khác, thông qua các biện pháp hạn chế về thuế, kinh doanh.
Từ góc độ người dùng, bà Nguyễn Quỳnh Liên - Trưởng ban Dân chủ - Pháp luật UBTƯ MTTQ Việt Nam - từng nhận định, nhiều quốc gia không cấm triệt để hoặc cấm hoàn toàn TLLN, TLĐT vì "nếu như cấm mà thị trường và nhu cầu người tiêu dùng vẫn có thì sẽ phát sinh thị trường chợ đen". Do đó, các nước chỉ đặt ra quy định cấm đối tượng tiếp cận, cấm thành phần có khả năng thu hút giới trẻ và quy định giám sát các nhà sản xuất.
Cuối năm 2023, tại tọa đàm “Thực trạng thuốc lá mới và giải pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng”, ông Vũ Công Thảo - chuyên viên cao cấp Vụ Khoa giáo văn xã, Văn phòng Chính phủ - cho rằng, việc thanh thiếu niên tiếp xúc với thuốc lá mới, những đánh giá về mặt khoa học đến bây giờ vẫn chưa đầy đủ. Ông Thảo đặt vấn đề, vậy thuốc lá mới có nguy hiểm đến mức tuyệt đối cấm hay không? Vấn đề này phải do các nhà khoa học đánh giá cụ thể và tổng hợp kinh nghiệm của quốc tế và trong nước.
Cũng tại tọa đàm này, ông Tạ Văn Hạ khẳng định, cần áp dụng nghiêm lệnh cấm mọi sản phẩm thuốc lá - dù là thuốc lá mới hay thuốc lá điếu - đến đúng đối tượng, đúng phạm vi, như cấm quảng cáo, mua bán, cho tặng… đối với trẻ em.
Nếu không thể “cấm sử dụng” thì phải làm sao?
Trong phiên giải trình “Trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với TLĐT, TLLN” tại Quốc hội ngày 4.5 vừa qua, Bộ Y tế cho biết cơ quan này đang nghiên cứu đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và quảng cáo TLĐT, TLLN và các sản phẩm thuốc lá mới khác.
Trước đề xuất này, đại diện Bộ Tài chính nêu lên ý kiến: “Trong trường hợp cần phải cấm, thì phải cấm hết, bao gồm quản lý trong nội địa cũng phải chặt chẽ. Điều này có nghĩa, nếu khâu nhập khẩu không cho phép, thì trong nội địa, đối với những người hút, sẽ xử lý như thế nào?”.
Như vậy, với đề xuất cấm của Bộ Y tế như trên, nếu không có luật cấm sử dụng thì đối với người dùng TLĐT, TLLN (kể cả trẻ vị thành niên), cơ quan quản lý sẽ xử phạt như thế nào?
Theo đó, ông Tạ Văn Hạ cũng đề nghị “phải rõ trách nhiệm, và hướng tới khắc phục thực trạng hiện nay như thế nào”. Ông Hạ cũng cho rằng, TLLN phù hợp với định nghĩa về sản phẩm thuốc lá trong Luật PCTHTL.
 Thuốc lá làm nóng được sản xuất từ nguyên liệu thuốc lá, phù hợp định nghĩa Luật hiện hành. Ảnh: CMH.

Thuốc lá làm nóng được sản xuất từ nguyên liệu thuốc lá, phù hợp định nghĩa Luật hiện hành. Ảnh: CMH.
Do đó, nếu tận dụng luật PCTHTL để kiểm soát TLLN, “các hành vi bị nghiêm cấm” quy định sẵn trong Điều 9 sẽ là rào chắn hiệu quả để bảo vệ thanh thiếu niên.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top