Quảng Nam sắp xếp an cư cho hàng nghìn hộ dân miền núi

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Hoàng Bin - Thứ hai, 17/06/2024 18:52 (GMT+7)

Sau gần 20 thực hiện chủ trương sắp xếp lại dân cư miền núi, đến nay, Quảng Nam đã giúp cho hàng nghìn hộ dân an cư tại nơi ở mới, không còn nỗi ám ảnh về nỗi lo sạt lở, lõm điện, đường, trường, trạm.
Điểm sáng Tây Giang
Nhiều năm về trước, người dân làng Ga’nil, xã A Xan, huyện Tây Giang, Quảng Nam có thói quen sống biệt lập giữa rừng. Họ dựng nhà sàn dọc theo triền đồi núi gần con suối Kang, vừa làm nơi sinh sống và nuôi nhốt trâu bò, gia cầm ngay cạnh. Do nằm ở nơi xa xôi, sát biên giới Việt – Lào, đường đi cách trở nên ngôi làng không có đường bê tông, điện, trường học, thiếu thốn trăm bề.
Những ngôi nhà kiên cố ở khu tái định cư giúp người dân miền núi Quảng Nam không còn nỗi lo sạt lở. Ảnh Nguyễn Hoàng

Những ngôi nhà kiên cố ở khu tái định cư giúp người dân miền núi Quảng Nam không còn nỗi lo sạt lở. Ảnh Nguyễn Hoàng
“Tháng 9.2020, ngôi làng gánh chịu trận sạt lở kinh hoàng vùi lấp nhiều ngôi nhà. Được nhà nước hỗ trợ 40 triệu đồng, tôi đầu tư thêm một khoảng đáng kể nữa để căn nhà được khang trang, vững chãi, bây giờ không lo thiên tai nữa” – ông Alăng Nhâu chia sẻ.
Tương tự, sau hơn 10 năm về nơi tái định cư mới gần trung tâm xã là từng ấy thời gian làng K’Kêêng có điện, đường và trường học, trạm y tế chỉ cách 500m. “Người ốm đau không còn phải khiêng cõng băng rừng đi cấp cứu, chỉ việc lên xe máy chở đi bệnh viện. Bà con rất hạnh phúc khi về định cư nơi ở mới” - già làng thôn K’Kêêng, ông Blinh Sóc bày tỏ.
Hàng nghìn hộ dân miền núi Quảng Nam ổn định, an cư khi được tái định cư về nơi ở mới. Ảnh Nguyễn Quỳnh

Hàng nghìn hộ dân miền núi Quảng Nam ổn định, an cư khi về nơi ở mới. Ảnh Nguyễn Quỳnh
Theo ông Bhling Mia - Bí thư Huyện ủy Tây Giang, đến nay, huyện Tây Giang đã bố trí nơi ở ổn định cho 4.700 hộ, với 19.000 khẩu, chấm dứt cuộc sống du canh du cư, nỗi lo thiên tai, sạt lở không còn. Chính quyền cũng tạo kế sinh nhai để bà con có việc làm ổn định, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm 50%.
Để người dân thực sự an cư
Theo ông Trần Văn Noa - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Nam, chỉ tính riêng trong 3 năm qua, (từ 2021 - 2023) cả tỉnh có hơn 2.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng lợi về chính sách hỗ trợ sắp xếp, ổn định dân cư miền núi. Trong đó, có 2.050 hộ di dời chỗ ở, với tổng kinh phí phân bổ hơn 187 tỉ đồng.
Giai đoạn 2024 - 2025, dự kiến có khoảng 2.611 hộ được sắp xếp di dời, gồm 2.593 hộ vùng thiên tai, cùng 18 hộ vùng đặc dụng và phòng hộ, với kinh phí hơn 171 tỉ đồng.
Điện, đường, trường, trạm được xây dựng khang trang, thông suốt ở miền núi Quảng Nam sau khi sắp xếp lại dân cư. Ảnh Nguyễn Hoàng

Điện, đường, trường, trạm được xây dựng khang trang, thông suốt ở miền núi Quảng Nam sau khi sắp xếp lại dân cư. Ảnh Nguyễn Hoàng
Ông Hồ Quang Bửu – quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đánh giá, đây là một chính sách đi vào lòng dân và đem lại hiệu quả rất tích cực, vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo tính mạng, tài sản cho người dân, góp phần thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia.
“HĐND tỉnh đã điều chỉnh chỉ tiêu số hộ sắp xếp, ổn định dân cư giai đoạn 2021 - 2025 tại Nghị quyết 23 từ 7.821 hộ xuống còn 4.691 hộ; thời gian tới các địa phương miền núi cần rà soát quỹ đất, khẩn trương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ thực hiện sắp xếp, ổn định dân cư, đồng thời lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để bố trí, sắp xếp ổn định dân cư.
Phải xem công tác bố trí, ổn định dân cư là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương. Đây vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn đối với tính mạng và tài sản của nhân dân trong mùa mưa bão” - ông Bửu nói.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top