Quyết tâm hoàn thành 500-600km cao tốc tại ĐBSCL trong nhiệm kỳ này

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Tạ Quang - Thứ bảy, 13/07/2024 17:02 (GMT+7)

Đến nay, có 4/5 dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL đã hoàn tất các thủ tục đầu tư và đang tổ chức triển khai thi công. Mạng lưới cao tốc cho ĐBSCL đang dần thành hình.
Sau 2 ngày đi kiểm tra 2 tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, chiều 13.7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có cuộc làm việc với các bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ vướng mắc và thúc đẩy hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL tại TP Cần Thơ.
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Tạ Quang

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Tạ Quang
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Kế thừa thành quả của các thế hệ đi trước, chúng ta quyết tâm, phấn đấu trong nhiệm kỳ này hoàn thành khoảng 500 - 600km cao tốc tại ĐBSCL và chuẩn bị để nhiệm kỳ sau tiếp tục hoàn thành khoảng 600km nữa.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh, việc xây dựng các dự án cao tốc tại ĐBSCL nói riêng, các công trình quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải trên cả nước nói chung là công việc rất vinh dự, tự hào, góp phần thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng và phát triển hạ tầng theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong đó có mục tiêu 3.000km cao tốc tới năm 2025 và 5.000km cao tốc tới năm 2030.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Tạ Quang

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Tạ Quang
Thủ tướng Chính phủ đánh giá, các công việc đến giờ này tương đối suôn sẻ, với 8 kết quả nổi bật về quy hoạch, xác định hướng tuyến, bố trí nguồn vốn, giải phóng mặt bằng, bảo đảm nguyên vật liệu, thúc đẩy tiến độ các dự án, công tác hỗ trợ tái định cư và chăm lo đời sống cho nhân dân.
Trong đó, khó khăn lớn nhất về nguồn vốn được khắc phục. Cùng với đó, khó khăn về nguyên vật liệu cho các dự án cũng cơ bản được tháo gỡ. Công tác giải phóng mặt bằng các dự án đang triển khai cũng cơ bản hoàn thành, đến nay dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng chỉ còn khoảng 1%.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, cần tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, tiếp tục tạo động lực, truyền cảm hứng để hoàn thành khoảng 500-600km cao tốc tại ĐBSCL trong nhiệm kỳ này; đồng thời những kết quả trong nhiệm kỳ này sẽ là nền tảng, cơ sở để tiếp tục xây dựng khoảng 600 km cao tốc tại ĐBSCL trong nhiệm kỳ tiếp theo.
Báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và các đại biểu, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm cho biết, khu vực ĐBSCL đang triển khai 5 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đến nay, 4/5 dự án đã hoàn tất các thủ tục đầu tư, đang tổ chức triển khai thi công.
Trong đó, Dự án cao tốc Cao Lãnh – An Hữu đã khởi công Dự án thành phần 1 (tỉnh Đồng Tháp), Dự án thành phần 2 do tỉnh Tiền Giang làm cơ quan chủ quản dự kiến khởi công trong tháng 7.2024; Dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh (vốn ODA Hàn Quốc) do Bộ GTVT làm cơ quan chủ quản đang hoàn thiện thủ tục và dự kiến khởi công đầu năm 2025.
Về công tác giải phóng mặt bằng, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm thông tin, các dự án cao tốc cơ bản đáp ứng tiến độ triển khai thi công, cụ thể: Dự án Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đạt 98,9%; Dự án Cần Thơ - Cà Mau đạt 99,9%; Dự án Cao Lãnh - An Hữu: Thành phần 1 - tỉnh Đồng Tháp đạt 99,7%, Thành phần 2 - tỉnh Tiền Giang đạt 82%; Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận đoạn qua địa phận tỉnh Kiên Giang đạt khoảng 18% (khởi công tháng 3.2024).
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm, mặc dù khối lượng giải phóng mặt bằng các dự án cao tốc còn lại không nhiều, tuy nhiên nếu không được giải quyết dứt điểm trong tháng 7.2024 sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức thi công hoàn thành toàn bộ các dự án. Đối với Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận nếu không bàn giao toàn bộ mặt bằng trước ngày 30.9.2024 sẽ không thể hoàn thành dự án vào 31.12.2025.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Tạ Quang

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Tạ Quang
Về tiến độ, các dự án chưa đáp ứng kế hoạch đề ra, nguyên nhân chủ yếu do thiếu hụt nguồn vật liệu cát đắp. Đến nay, sản lượng thi công tại Dự án Cần Thơ - Cà Mau đạt 34%/45% kế hoạch; Dự án Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng: Dự án thành phần 1 đạt 20,5%/20,4%, Dự án thành phần 2 đạt 5%/18%, Dự án thành phần 3 đạt 11,9%/40%, Dự án thành phần 4 đạt 2,3%/10%; Dự án Cao Lãnh - An Hữu - thành phần 1 đạt 29%/30% kế hoạch, thành phần 2 chưa khởi công; Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận đạt 3,6%/3,9% kế hoạch.
Về nguồn vật liệu cát đắp nền đường, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp hiệu quả, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, đến nay, đã xác định nguồn cung ứng với tổng trữ lượng khoảng 63,1 triệu m3/nhu cầu 55,5 triệu m3 cho 5 dự án (tỉnh An Giang 22 triệu m3; tỉnh Đồng Tháp 9,3 triệu m3; tỉnh Vĩnh Long 5 triệu m3; tỉnh Bến Tre 5,4 triệu m3; tỉnh Tiền Giang 9,3 triệu m3; tỉnh Sóc Trăng 12,1 triệu m3 bao gồm cả 5,5 triệu m3 cát biển). Trong đó, đã đủ điều kiện khai thác khoảng 36,83 triệu m3, đang hoàn thiện thủ tục cung ứng cho 26,27 triệu m3.
Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng được triển khai. Ảnh: Tạ Quang

Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng là một trong những dự án giao thông trọng điểm đang được triển khai. Ảnh: Tạ Quang
Về nguồn vật liệu cấp phối đá dăm, tổng nhu cầu của các dự án khoảng 5,5 triệu m3. Trong đó: Dự án Cần Thơ - Cà Mau 2,2 triệu m3; Dự án Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng 2,2 triệu m3; Dự án Cao Lãnh - An Hữu 0,22 triệu m3; Dự án Mỹ An - Cao Lãnh 0,57 triệu m3; Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận 0,25 triệu m3.
Đối với Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, từ nay đến 31.12.2024 phải tập kết đủ đá về công trường, tuy nhiên, trong khu vực ĐBSCL, nguồn đá có trữ lượng lớn cũng như có điều kiện vận chuyển thuận lợi nhất là nguồn đá tại mỏ Antraco, thuộc tỉnh An Giang, hiện công suất khai thác hàng năm theo giấy phép khoảng 1,5 triệu m3 nhưng giấy phép khai thác mỏ đã hết hạn từ tháng 6.2024, các nhà thầu đã chủ động khảo sát và dự kiến sử dụng các mỏ đá từ các tỉnh Kiên Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa -Vũng Tàu.
Để đảm bảo nguồn vật liệu đá, cần phải nâng công suất 50% từ các mỏ theo cơ chế đặc thù và chỉ cấp cho các dự án này. Như vậy, đến nay cả 5 dự án đã xác định đủ nguồn cung ứng cát, vấn đề còn lại cần thực hiện đồng thời, song song các thủ tục để rút ngắn thời gian cấp mỏ cát, nâng công suất các mỏ đá mới đáp ứng được tiến độ đề ra.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Campuchia Hun Manet
Bình Định gắn trách nhiệm địa phương để ngăn khai thác khoáng sản trái phép
Nhân rộng phong trào ươm mầm hữu nghị Việt Nam - Campuchia
Tòa nhà Quốc hội mới của Campuchia do Việt Nam trao tặng sắp khánh thành
Bí thư Bình Định truy trách nhiệm vụ nợ lương, chế độ giáo viên ở Vân Canh
Thủ tướng kiểm tra cao tốc gần 45.000 tỉ đồng ở miền Tây
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục vụ sạt lở 9 người chết ở Hà Giang
Bổ nhiệm Phó Giám đốc, Trưởng Công an ở Đồng Nai, Hà Tĩnh
Chủ tịch UBND TP Nha Trang được điều động, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Bổ nhiệm, điều động nhân sự mới ở Quảng Nam, Nghệ An, TPHCM tuần qua

Bổ nhiệm, điều động nhân sự mới ở Quảng Nam, Nghệ An, TPHCM tuần qua​


Từ ngày 8 - 12.7, các tỉnh/thành phố: Quảng Nam, Nghệ An, TPHCM, Quảng Ninh... đã triển khai các quyết định điều động, bổ nhiệm , phân công, bầu cán...
Mọi người dân đều có cơ hội tiến lên, cùng thụ hưởng thành quả phát triển
Chủ tịch nước dự quốc yến của Hoàng gia Campuchia
Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thủ tướng: Làm cao tốc, cần cả người dân và doanh nghiệp địa phương vào cuộc
Các cuốn sách của Tổng Bí thư đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top