Răn đe, kỷ luật không trị dứt điểm được “dịch bệnh” sợ trách nhiệm

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Hoàng Văn Minh - Thứ sáu, 07/06/2024 13:02 (GMT+7)

Liên quan đến "dịch bệnh" sợ trách nhiệm, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An vừa có một động thái rất quyết liệt khi yêu cầu Văn phòng UBND tỉnh khi nhận được văn bản trình của các cơ quan, đơn vị không đảm bảo yêu cầu, tối đa trong 2 ngày làm việc, có văn bản trả hồ sơ, tờ trình cho các cơ quan, đơn vị.
Răn đe, kỷ luật không trị dứt điểm được “dịch bệnh” sợ trách nhiệm

Đại biểu Nguyễn Anh Trí nói cán bộ né tránh, sợ trách nhiệm "thành một loại dịch lan rất nhanh". Ảnh: Quốc hội
UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Chỉ thị số 20 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu quả công việc. Chỉ thị này có rất nhiều nội dung được xem là “thuốc chữa” cho “dịch bệnh” né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, thiếu chủ động của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức.
Trong đó có một nội dung đáng chú ý là: Văn phòng UBND tỉnh khi nhận được văn bản trình của các cơ quan, đơn vị không đảm bảo yêu cầu, tối đa trong 2 ngày làm việc, có văn bản trả các hồ sơ, tờ trình cho các cơ quan, đơn vị.
Nếu vi phạm lần 1 thì thông báo nhắc nhở, lần 2 tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh phê bình người đứng đầu cơ quan, đơn vị đó, đồng thời gửi Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, Sở Nội vụ để theo dõi, tổng hợp.
Đây là một động thái có tính răn đe rất cần thiết của lãnh đạo tỉnh Nghệ An, trong bối cảnh chỉ số PCI của địa phương này năm 2023 đạt 65,71 điểm, xếp thứ 44, tụt 21 bậc so với năm 2022, xếp thứ 3 khu vực Bắc Trung Bộ (sau tỉnh Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế).
Đặc biệt là “trong hoạt động của cơ quan hành chính tỉnh vẫn còn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, thiếu chủ động của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức”, như thừa nhận trong Chỉ thị.
Thật ra thì đến thời điểm này, tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm đã không còn là chuyện riêng của địa phương nào.
Nói như đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) trong phiên thảo luận về báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15, hôm 25.5 là “đã thành một loại dịch lan rất nhanh” ở mọi cấp, mọi ngành.
Và đây được chỉ ra là một trong những nhóm nguyên nhân chủ quan dẫn đến việc nhiều chính sách của Nghị quyết 43 còn hạn chế, chưa thực sự đi vào đời sống.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí nói thêm là “thực sự đau, buồn khi nhân dân thấy rõ điều đó. Có người còn cho đó là đặc điểm nổi bật của cán bộ, công chức trong thời gian qua”.
Trở lại với Chỉ thị số 20 của tỉnh Nghệ An. Thời gian qua, cũng có nhiều địa phương mà gần nhất là Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế… quyết liệt với tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm bằng những chỉ thị tương tự.
Thực tế từ các địa phương cho thấy, những chỉ thị kèm biện pháp có tính kêu gọi, răn đe, dọa kỷ luật như thế này dĩ nhiên sẽ cho lại một phần hiệu quả trước mắt nhưng tính bền vững lại không có cơ sở. Bởi một khi đã gọi tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm là “một loại dịch lan rất nhanh” thì những giải pháp có tính răn đe, kỷ luật cán bộ không phải là “thuốc” hay “vắc xin” hiệu quả.
“Thuốc” và “vắc xin” tốt, vẫn phải là những hành lang pháp lý an toàn để khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Điều này đã được đề ra trong Nghị định số 73/2023 nhưng đến nay nhiều địa phương, ví như Nghệ An vẫn đang loay hoay ở giai đoạn "yêu cầu Sở Nội vụ nghiên cứu, tham mưu triển khai thực hiện"!
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top