Sau 1.8, người không phải là nông dân có được sở hữu đất trồng lúa?

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Tân Văn - Thứ hai, 08/07/2024 11:51 (GMT+7)

Luật Đất đai 2024 cho phép người không sản xuất nông nghiệp vẫn được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa kể từ ngày có hiệu lực (từ 1.8.2024 thay vì 1.1.2025).
Bạn đọc Nông Văn Hoàng (Cao Bằng) hỏi: "Tôi chỉ còn mẹ, năm nay bà cũng đã trên 70 tuổi, không còn khả năng làm ruộng nên muốn tặng cho tôi 1 thửa đất trồng lúa với diện tích 500 m2. Ngoài ra, cha mẹ tôi còn muốn bán 2 thửa đất ruộng với tổng diện tích 800 m2.
Hiện tôi không phải là nông dân, theo luật Đất đai 2024 chuẩn bị có hiệu lực từ ngày 1.8 tới đây, thì cha mẹ có được tặng cho, viết di chúc cho con hưởng thừa kế đất ruộng như trên không? Cha mẹ tôi có thể bán đất ruộng cho người ngoài khi họ không phải là nông dân? Pháp luật quy định sao về trường hợp của tôi?".
Theo quy định mới, người dân dù không trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn được nhận, sở hữu đất trồng lúa với diện tích không quá 3ha. Ảnh: Tân Văn.

Theo quy định mới, người dân dù không trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn được nhận, sở hữu đất trồng lúa với diện tích không quá 3ha. Ảnh: Tân Văn.
Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Lê Văn Thực (Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh) nêu quan điểm, theo Khoản 7 điều 45 luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ 1.8) quy định, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa quá "hạn mức" quy định tại điều 176, thì phải thành lập tổ chức kinh tế, có phương án sử dụng đất trồng lúa và được UBND cấp huyện phê duyệt, trừ trường hợp người nhận tặng cho là người thừa kế.
Về "hạn mức" giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là không quá 3 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Riêng đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì không quá 2 ha cho mỗi loại đất (điều 176 luật Đất đai 2024).
Theo đó, tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp phải có phương án sử dụng, được UBND cấp huyện chấp thuận. Phương án phải có các nội dung chính như: địa điểm, diện tích, mục đích sử dụng đất; kế hoạch sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; vốn đầu tư; thời hạn sử dụng đất; tiến độ sử dụng đất (khoản 6 điều 45 luật Đất đai 2024).
Do đó, với diện tích đất ruộng bạn đọc trên, thì cha mẹ có quyền tặng cho con, hoặc làm di chúc, hoặc chuyển nhượng cho người khác, kể cả người nhận chuyển nhượng không phải là nông dân.
Luật đất đai 2024 cho phép, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được phép nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa kèm theo các điều kiện để bảo toàn diện tích đất nông nghiệp là phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp quy mô lớn như hiện nay.
Điều này cũng tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp trong bối cảnh mới, nâng cao giá trị kinh tế của nghề trồng lúa, phát triển nền nông nghiệp nói chung của đất nước, tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân được chuyển nhượng thuận tiện hơn hoặc chuyển đổi nghề bảo đảm cuộc sống.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top