Serbia nêu lý do bác yêu cầu trừng phạt Nga của EU

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Ngày 28/6, ông Vulin cho biết, đối với vô số điều kiện mà Serbia phải đáp ứng để trở thành thành viên EU, yêu cầu áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga đã được bổ sung.
Theo ông Vulin, nếu Serbia rời bỏ người bạn lâu năm nhất, nước này sẽ được EU mở một số chương trong các cuộc đàm phán về việc gia nhập EU và một số chương khác sau đó.
Đồng thời, ông Vulin nhấn mạnh Serbia là một quốc gia tự do, độc lập và do đó sẽ không áp đặt các hạn chế đối với Nga, vì nếu không nước này sẽ “mất đi một người bạn”.
Trước đó cùng ngày, người đứng đầu cơ quan ngoại giao EU, Josep Borrell, cho biết chỉ có 5 trong số 8 quốc gia là ứng cử viên gia nhập EU tham gia quyết định chuyển thu nhập từ tài sản bị phong tỏa của Nga sang Ukraine. Bước đi này không được Serbia, Gruzia và Moldova nhất trí.
Ông Borrell cho biết trong một tuyên bố: “Các quốc gia ứng cử viên là Bắc Macedonia, Montenegro, Albania, Ukraine, Bosnia và Herzegovina đã tham gia quyết định của Hội đồng EU”.
Theo yêu cầu của EU, tất cả các quốc gia là ứng cử viên gia nhập liên minh này đều có nghĩa vụ tuân thủ mọi yêu cầu trừng phạt và các quyết định chính sách đối ngoại khác, mặc dù thực tế là họ không được phép phát triển chúng.
Ngày 24/6, ông Borrell cho biết ngoại trưởng các nước EU đã chấp thuận chuyển 1,4 tỷ euro lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga sang Quỹ Hòa bình Châu Âu, từ đó số tiền này sẽ được chi hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Ông nói rõ rằng số tiền này sẽ được sử dụng để mua đạn dược, hệ thống phòng không và hỗ trợ sản xuất vũ khí cho Kiev.
Ngày 21/5, Hội đồng EU đã chính thức thông qua quyết định cho phép sử dụng thu nhập ròng từ tài sản bị phong tỏa của Liên bang Nga để hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Ủy ban Châu Âu (EC) sau đó chỉ ra rằng Kiev sẽ nhận được các khoản tiền này 2 lần một năm.
Ngày 15/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova lưu ý Nga sẽ coi bất kỳ hành vi xâm phạm tài sản bị phong tỏa nào đều là hành vi trộm cắp, theo nghĩa rộng hơn là sự leo thang kinh tế và là một yếu tố của chiến tranh hỗn hợp.
Tháng 3, Tổng thống Serbia Aleksandar Vučić tuyên bố về áp lực từ phương Tây, đặc biệt là vì thái độ của Belgrade đối với cuộc xung đột Ukraine và việc từ chối áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga.
Cùng tháng, trong cuộc gặp với người tham gia Lễ hội Thanh niên Thế giới trên lãnh thổ liên bang Sirius, Tổng thống Nga Vladimir Putin lưu ý rằng người dân Serbia luôn là đồng minh đáng tin cậy của Liên bang Nga. Người đứng đầu nhà nước Nga nhấn mạnh mối quan hệ giữa Moscow và Belgrade có tính chất đặc biệt.
Các nước phương Tây đã thắt chặt áp lực trừng phạt đối với Nga liên quan đến hoạt động đặc biệt nhằm bảo vệ Donbass. Quyết định bắt đầu hoạt động quân sự được ông Putin công bố ngày 24/2/2022 sau khi tình hình trong khu vực trở nên trầm trọng hơn.

 

Chủ đề tương tự

Back
Top