"Siêu vũ khí" từng giúp Mỹ thống trị các đại dương giờ thiếu hụt: Không đủ dàn trải sức mạnh toàn cầu

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Hải quân Mỹ vận hành một đội tàu sân bay để duy trì sự hiện diện toàn cầu, nhằm đảm bảo khả năng phản ứng nhanh và thực hiện sức mạnh trên khắp các đại dương. Để đạt được điều này, Hải quân Mỹ phải sử dụng mô hình triển khai luân phiên, nghĩa là phải bảo đảm số lượng tàu sân bay đang hoạt động, trong khi một số chiếc được bảo dưỡng và dự bị để săn sàng thay thế khi cần thiết.
Các chuyên gia đều đồng ý rằng, Mỹ cần tối thiểu 11 tàu sân bay để duy trì sự hiện diện liên tục trên toàn cầu. Theo con số này, thì phải có ít nhất ba tàu sân bay hoạt động, những tàu khác có thể đang trong các giai đoạn bảo dưỡng, huấn luyện hoặc đang di chuyển giữa các đại dương. Điều này đảm bảo rằng Mỹ có thể ứng phó với nhiều cuộc khủng hoảng hoặc xung đột cùng lúc ở các khu vực khác nhau.
Mô hình luân phiên rất quan trọng, vì tàu sân bay cần được bảo dưỡng và nâng cấp thường xuyên để duy trì hiệu quả hoạt động. Thông thường, sau 32 tháng hoạt động tàu sân bay phải được bảo dưỡng. Chu kỳ này được tính toán để vừa có thể đảm bảo tuổi thọ, vừa duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu của đội tàu sân bay.
Siêu vũ khí từng giúp Mỹ thống trị các đại dương giờ thiếu hụt: Không đủ dàn trải sức mạnh toàn cầu- Ảnh 1.

Không đủ tàu sân bay

Hải quân Mỹ có mười một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân. Bao gồm mười tàu sân bay lớp Nimitz và siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford hiện đại. Các tàu sân bay này là biểu tượng sức mạnh của Mỹ trên toàn cầu. Ví dụ, tàu USS Dwight D. Eisenhower (CVN-69) đã trở về Mỹ sau nhiệm vụ kéo dài chín tháng ở Địa Trung Hải và Biển Đỏ. Trong nhiệm vụ này, nó đã phản ứng với các cuộc xung đột ở Gaza và bảo vệ các tàu khỏi phiến quân Houthi.
Để thay ca cho tàu USS Dwight D. Eisenhower, Mỹ đã điều động tàu USS Theodore Roosevelt (CVN-71) tới Biển Đỏ, đi cùng nó là hai tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke, với hi vọng là bảo đảm an ninh tại khu vực.
Mặc dù Hải quân Mỹ có thể triển khai nhiều tàu sân bay cùng một lúc, nhưng họ vẫn phải tính toán để bảo đảm duy trì sự hiện diện ổn định trên toàn cầu. Vấn đề này ngày càng trở nên rõ ràng khi USS Dwight D. Eisenhower (CVN-69), tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lâu đời thứ hai sau USS Nimitz (CVN-68), phải trở về Mỹ từ Biển Đỏ để bảo dưỡng.
Gần đây, Houthis đã tuyên bố trên mạng xã hội rằng tên lửa hoặc máy bay không người lái của họ đã làm hư hại các tàu Hải quân Mỹ, bao gồm cả tàu sân bay. Hải quân Mỹ đã sử dụng phương tiện truyền thông xã hội của mình để trấn an công chúng và các đồng minh rằng, các hoạt động trên tàu sân bay của họ vẫn đang diễn ra suôn sẻ.
Siêu vũ khí từng giúp Mỹ thống trị các đại dương giờ thiếu hụt: Không đủ dàn trải sức mạnh toàn cầu- Ảnh 2.

Các tàu sân bay của Mỹ hiện đang ở đâu?

USS George Washington đang ở ngoài khơi bờ biển Chile. Nó đang di chuyển từ Norfolk, bờ đông nước Mỹ đến San Diego, bờ tây của Mỹ và cuối cùng sẽ đến Nhật Bản, nơi nó sẽ thay ca cho tàu USS Ronald Reagan. USS Theodore Roosevelt, có trụ sở tại San Diego, đã có mặt ở Biển Đông kể từ tháng 1/2024, theo Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
USS Ronald Reagan đang làm nhiệm vụ tại Nhật Bản, tuần tra Biển Philippines và sẽ sớm đến San Diego. USS Carl Vinson đang ở San Diego và chuẩn bị được triển khai. Nó sẽ tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) vào tháng 7/2024 trước khi chuyển đến Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương vào cuối năm nay. USS Abraham Lincoln, cũng từ San Diego, vừa hoàn thành các bài tập huấn luyện cuối cùng và được lên lịch triển khai vào tháng 7/2024 đến Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương.
USS Dwight D. Eisenhower hiện đang ở Biển Đỏ sau khi rời Norfolk vào ngày 14/10/2023. USS Harry S. Truman đang ở gần Norfolk, chuẩn bị triển khai và đã hoàn thành được một nửa quá trình huấn luyện với nhóm tác chiến, con tàu được lên kế hoạch triển khai hoạt động vào tháng 10 hoặc 11 năm nay. USS George HW Bush đã bắt đầu bảo dưỡng vào tháng 12 năm ngoái và USS Gerald R. Ford vừa trở về sau khi triển khai, bắt đầu giai đoạn bảo dưỡng kéo dài một năm.
Siêu vũ khí từng giúp Mỹ thống trị các đại dương giờ thiếu hụt: Không đủ dàn trải sức mạnh toàn cầu- Ảnh 4.

USS John C. Stennis bắt đầu quá trình nạp nhiên liệu và đại tu phức hợp vào tháng 5/2021. Quá trình này, nhằm cập nhật các hệ thống điện tử, chiến đấu và động cơ đẩy của tàu, mất khoảng bốn năm và tàu dự kiến sẽ trở lại nhiệm vụ vào năm 2025. USS Nimitz đã đi vào bảo dưỡng vào tháng 10/2023 và sẽ chuyển sang giai đoạn chuẩn bị hoạt động vào cuối năm nay. Cuối cùng, PCU John F. Kennedy sẽ được chuyển giao cho Hải quân Mỹ vào năm tới.
Hải quân Mỹ đang có kế hoạch trì hoãn việc bàn giao tàu sân bay tiếp theo, (CVN 82). Ban đầu, con tàu dự kiến được bàn giao vào năm 2028, nhưng việc bàn giao hiện đã bị hoãn lại ít nhất hai năm. Bryan McGrath, giám đốc điều hành của The FerrisBridge Group, một công ty tư vấn quốc phòng, tuyên bố: "Việc trì hoãn CVN 82 ít nhất hai năm sẽ có những tác động đáng kể" .
McGrath giải thích thêm, "Việc cắt giảm hạm đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ sẽ gây ra những lo ngại. Bởi hạm đội hiện tại gồm 11 tàu sân bay đang bị kéo căng và phải vật lộn để duy trì ba tàu được triển khai cùng lúc - một điều cần thiết kể từ thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh".

 

Chủ đề tương tự

Back
Top