Sức khỏe Sốt xuất huyết nguy cơ bùng phát vào mùa mưa

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Các tỉnh phía Nam vào mùa mưa là thời điểm bệnh sốt xuất huyết bùng phát, số ca nhập viện tăng dần.
Ngày 5/7, BS.CKI Nguyễn Hoàng Anh, khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết tiếp nhận gần 100 ca sốt xuất huyết tính từ đầu tháng 5 đến nay, đa số là trẻ em, thanh thiếu niên. Con số này tăng hơn 10 lần so với tháng trước đó, tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính từ ngày 24/6 đến ngày 30/6, TP HCM ghi nhận 126 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, giảm 1% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sốt xuất huyết từ đầu năm đến tuần 26 là 4.040 ca. "Nhiều người sốt xuất huyết nhưng nhầm lẫn với sốt siêu vi, nặng hơn mới nhập viện", bác sĩ Hoàng Anh nói.
Đơn cử bé Hưng, 12 tuổi, sốt xuất huyết độ ba, nhập viện sau sốt ngày thứ 6 với biểu hiện chóng mặt, xuất huyết trên da, tiêu chảy, nôn ra máu. Trước đó, người nhà tưởng bé cảm sốt bình thường nhưng uống thuốc cảm không khỏi. Nhập viện, Hưng được truyền bổ sung nước, dùng thuốc cầm máu, cầm tiêu chảy và các thuốc khác. Sau ba ngày điều trị, bệnh nhi ổn định sức khỏe, xuất viện.
Còn bé Hạnh 14 tuổi, và chị Hồng 31 tuổi, có bệnh cảnh sốt xuất huyết khá giống nhau. Cả hai sốt 4 ngày, sau khi giảm sốt thì mệt hơn và âm đạo. Tiểu cầu tại thời điểm ra huyết rất thấp, khoảng 28000/mm3. Sau khi được truyền tiểu cầu, hai người bệnh ổn định. Hai ngày sau, tiểu cầu về lại mức an toàn, họ khỏe dần và xuất viện.
Bác sĩ khám cho người bệnh sốt xuất huyết tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Ảnh minh họa: Thanh Ba
Nhiều bệnh nhân đến khám được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc, theo dõi tại nhà. Theo bác sĩ Hoàng Anh, virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết có 4 type là DEN1, DEN2, DEN3 và DEN4, có yếu tố miễn dịch trên từng type. Do đó, mỗi người trong đời có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần. Những lần mắc sau sẽ nặng hơn do phản ứng miễn dịch bất thường của cơ thể.
Sốt xuất huyết có biểu hiện ban đầu khá giống một số bệnh lý khác như cảm cúm, nhiễm siêu vi... Trong một số trường hợp, bệnh diễn tiến bất thường và nặng nề hơn như sốc, mất máu nặng, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não và suy đa cơ quan, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao. Những người có nguy cơ mắc bệnh nặng là trẻ em, người béo phì, người lớn tuổi, người có nhiều bệnh nền, thai phụ.
Quá trình sốt xuất huyết thường kéo dài trong 7 ngày. Giai đoạn ủ bệnh khoảng 4-5 ngày, giai đoạn nguy hiểm từ ngày 5 đến ngày 7, hồi phục từ ngày 5 đến ngày 10. Giai đoạn nguy hiểm là lúc các triệu chứng nặng thường xuất hiện, bao gồm vùng gan, buồn nôn, nôn nhiều, chảy máu răng miệng...
Người bệnh cần đến viện khám thường xuyên. Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm kiểm tra dấu hiệu cô đặc máu, giảm tiểu cầu và tổn thương gan để theo dõi và điều trị phù hợp. "Từ ngày thứ ba trở đi, dù sốt giảm, người bệnh cũng không nên chủ quan vì sốt xuất huyết có thể diễn tiến nguy hiểm", bác sĩ Hoàng Anh nói.
Nguyên nhân gia tăng sốt xuất huyết do điều kiện thời tiết thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển. Tốc độ đô thị hóa nhanh, giao lưu đi lại giữa các vùng miền cũng khiến bệnh có nguy cơ lan rộng và khó kiểm soát. Môi trường sống không được dọn dẹp sạch sẽ dễ phát sinh các ổ bọ gậy gây bệnh sốt xuất huyết.
Phương pháp phòng tránh đơn giản và hiệu quả nhất là giảm sự sinh sản của muỗi bằng cách che, đậy kín vật chứa nước bẩn. Dùng thuốc xịt muỗi, nhang diệt muỗi, vợt muỗi bằng điện. Thoa kem chống muỗi đốt, mặc quần áo dài tay cho trẻ em, ngủ màn kể cả ban ngày.
Hiện, thế giới đã có vaccine phòng tránh sốt xuất huyết. Bộ Y tế Việt Nam đã phê duyệt sử dụng vaccine sốt xuất huyết nhưng hiện vaccine này chưa có mặt tại Việt Nam.
Nguyễn Anh

 

Chủ đề tương tự

Back
Top