Sự cản trở về tư duy

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Lê Vinh - Thứ hai, 29/07/2024 05:30 (GMT+7)

Với những thất bại của bóng đá trẻ Việt Nam thời gian qua, có thể thấy rõ hơn đó là hậu quả từ sự cản trở về tư duy trong cách làm bóng đá. Và không chỉ bóng đá trẻ, cả chuyện tương lai của các cầu thủ đã thành danh nữa.
Thông tin tiền vệ Hoàng Đức chia tay câu lạc bộ Thể Công Viettel đã được xác nhận, nhưng hợp đồng vẫn còn đến tháng 1.2025. Nghĩa là, về mặt pháp lý, anh sẽ chỉ rời đội khi mùa giải 2024-2025 đã diễn ra được gần nửa chặng đường. Chuyện cầu thủ người Hải Dương đi lúc nào, đi theo diện nào (tự do hay chuyển nhượng) thì không bàn, vấn đề ở đây là, anh đã có cơ hội để đi, để đến môi trường tốt hơn tại các câu lạc bộ nước ngoài, đến vài lần.
Trách nhiệm và nghĩa vụ là đương nhiên khi có hợp đồng. Cả chuyện tình cảm cũng quan trọng, nếu cầu thủ muốn cống hiến hết mình cho đội bóng. Nhưng có phải Hoàng Đức không muốn đi? Rõ ràng là một trong những tiền vệ hàng đầu của bóng đá nội đã muốn trải nghiệm, phát triển ở nền bóng đá khác, nhưng vì nhiều lý do - cả khách quan lẫn chủ quan, mọi cơ hội đều bị bỏ lỡ.
Đời cầu thủ, việc chuyển từ câu lạc bộ này sang câu lạc bộ khác trong hợp đồng chuyển nhượng cũng là một dạng “quyền lợi”. Nhưng Hoàng Đức, và nhiều cầu thủ khác, không thể tận dụng cơ hội đó vì cách vận hành thị trường chuyển nhượng rất không giống ai của bóng đá Việt Nam.
Giá trị chuyển nhượng mà các trang chuyển nhượng quốc tế đưa lên thực ra chỉ để… làm cảnh, hoặc tư liệu cho giới truyền thông, còn câu lạc bộ chủ quản có mấy khi nhận được phí chuyển nhượng. Nhiều hợp đồng theo dạng tự do, với các khoản lót tay dành cho cầu thủ chiếm một phần tương đối so với ngân sách cần thiết cho một đội bóng đi qua 1 mùa giải.
Câu lạc bộ đề cao thành tích, muốn giữ ngôi sao nên thường thì kết quả không tốt là thay huấn luyện viên chứ không phải thay đổi nhân sự đội hình. Đó cũng là một sự cản trở với dòng chảy của bóng đá nội. Hoàng Đức được đi thì đã 26 tuổi. Có thể, anh đạt được điều gì đó cho cá nhân, gia đình, nhưng bóng đá Việt Nam mất một cơ hội khác cho việc phát triển cầu thủ…
Ai cũng nói muốn bóng đá Việt Nam phát triển nhưng hành động thì lại “không phải việc của mình”. Dĩ nhiên, lý do đưa ra không thể hợp lý hơn.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top