Sức khỏe Suy tuyến tụy có thể chữa khỏi không?

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Ngoại tôi 65 tuổi, hay đau bụng mỗi khi ăn nhiều chất béo, đi khám phát hiện suy tụy. Đây là bệnh gì, có chữa khỏi không? (Hoàng Oanh, Đồng Nai)
Trả lời:
Tuyến tụy là một tuyến mềm, có thùy nằm phía sau phúc mạc trên thành bụng sau, thực hiện đồng thời chức năng nội tiết và ngoại tiết. Tuyến này đóng vai trò thiết yếu đối với quá trình tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa carbohydrate, protein, chất béo.
Các tổn thương tuyến tụy khác có thể ảnh hưởng đồng thời chức năng ngoại tiết, nội tiết, nhưng suy tụy phần lớn chỉ tác động đến ngoại tiết. Suy tụy ngoại tiết là tình trạng enzyme tuyến tụy (chủ yếu là lipase tụy) giảm hoạt động trong lòng ruột dưới ngưỡng bình thường, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
Nguyên nhân có thể do tuyến tụy không kích thích bài tiết, các tế bào tuyến tụy tiết không đủ enzym tiêu hóa hoặc tắc nghẽn dòng chảy của enzyme tuyến tụy. Triệu chứng bệnh gồm phân nhầy, đầy hơi, sụt cân không rõ nguyên do, đau bụng ở nhiều vị trí với các mức độ khác nhau. Bệnh không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng như suy dinh dưỡng, giảm mật độ xương, ảnh hưởng đến chức năng vận động.
Bác sĩ Long khám cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Bệnh suy thường không thể chữa khỏi hoàn toàn. Mục tiêu điều trị suy tụy ngoại tiết chủ yếu là ngăn biến chứng liên quan đến suy dinh dưỡng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Trước khi điều trị, bác sĩ thu thập thông tin về trọng lượng cơ thể, chỉ số khối cơ thể, thực hiện chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm sàng lọc thiếu hụt dinh dưỡng (albumin, chức năng đông máu ngoại sinh, vitamin D, A, E, B và folate). Những phương pháp chẩn đoán này có thể được chỉ định thực hiện ít nhất một lần mỗi năm để đánh giá khả năng đáp ứng của cơ thể với liệu pháp điều trị cũng như theo dõi diễn tiến bệnh.
Các phương pháp , bao gồm liệu pháp thay thế enzyme tuyến tụy (khuyến khích sử dụng khi người bệnh mắc tình trạng suy dinh dưỡng), sử dụng thuốc dạng vi nang tan trong ruột, thuốc ức chế axit dạ dày...
Khi bị suy tụy ngoại tiết, tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ enzyme cần thiết để phân hủy protein, chất béo và carbohydrate trong thức ăn. Do đó, người bệnh cần kết hợp cải thiện lối sống, chế độ ăn hợp lý, kiêng rượu, cai thuốc lá, tránh hoàn toàn các loại thực phẩm khó tiêu. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể chỉ định bổ sung các vitamin tan trong dầu. Liệu pháp thay thế enzyme tuyến tụy là phương pháp điều trị chính đối với bệnh suy tụy.
Trường hợp của ngoại bạn cần đi khám để được điều trị theo phác đồ của bác sĩ nhằm kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
ThS.BS.CKI Đoàn Hoàng Long
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa để bác sĩ giải đáp

 

Chủ đề tương tự

Back
Top