Thách thức mới cho NATO sau 75 năm thành lập

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Trong 3 ngày hội nghị, Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhà lãnh đạo của các thành viên trong khối sẽ nỗ lực chứng tỏ tương lai tươi sáng đang trải rộng trước mặt Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), theo Đài Deutsche Welle.
Thách thức mới cho NATO sau 75 năm thành lập- Ảnh 1.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại cuộc họp báo trước thềm hội nghị NATO ở Washington
75 năm kể từ khi thành lập, khối liên minh quân sự đang lớn mạnh hơn bao giờ hết. Quan hệ hai bờ Đại Tây Dương hiện quay về quỹ đạo vốn có. Tuy nhiên, không khí hội nghị phần nào bị ảnh hưởng do Tổng thống Biden gặp rắc rối trong nước, còn các đầu tàu châu Âu đang rơi vào tình thế khó xoay xở vì chính trị nội bộ.

Giai đoạn mới của NATO​

Trong vòng 3 ngày, lãnh đạo 32 nước thành viên NATO thảo luận về những hướng đi sắp tới cho liên minh. Kế hoạch giúp đỡ Ukraine là một trong những nghị trình quan trọng của hội nghị. Đồng thời, NATO dự kiến đưa ra thông điệp rằng khối đang theo sát quan hệ quân sự đang được thắt chặt giữa Nga và Trung Quốc, theo tờ The Washington Post.
'Bóng ma' Donald Trump phủ bóng thượng đỉnh NATO
Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2.2022, NATO soạn thảo các kế hoạch mới nhằm nâng cao năng lực phòng thủ, đưa quân đến lãnh thổ các nước thành viên giáp Nga. Đài Deutsche Welle ước tính hiện có khoảng nửa triệu binh sĩ NATO trong tư thế sẵn sàng tác chiến. Liên minh cũng kết nạp 2 thành viên mới là Thụy Điển và Phần Lan.
Các nước thành viên cũng tập trung đầu tư nhiều hơn vào quân sự. Số nước chi ít nhất 2% GDP cho quốc phòng đã tăng từ 9 nước vào năm 2021 lên 23 nước trong năm 2024, theo Reuters dẫn lời Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Vì thế, hội nghị thượng đỉnh ở thủ đô Washington (Mỹ) nhằm mang đến tín hiệu của sức mạnh và sự đoàn kết, cũng như mang đến ý nghĩa biểu tượng cho vai trò đầu tàu của Mỹ.

Rủi ro từ hai bờ Đại Tây Dương​

Thế nhưng, hội nghị cũng diễn ra vào thời điểm hai nước đầu tàu châu Âu là Đức và Pháp trải qua cuộc khủng hoảng nội bộ. Bên cạnh đó, Tổng thống Biden, người dẫn đầu nỗ lực vực dậy NATO từ năm 2021, đang đối mặt nguy cơ chính trị. Ông bị nghi ngờ khả năng tiếp tục lãnh đạo Mỹ, cũng như đứng trước áp lực phải rút khỏi nỗ lực tái tranh cử. Và nhiều người ở châu Âu lo ngại khả năng ông Donald Trump, ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa, có thể quay lại Nhà Trắng sau cuộc bầu cử ngày 5.11.
Để đề phòng ông Trump tái đắc cử và ngăn chặn viện trợ cho Ukraine, NATO tại hội nghị này sẽ chính thức hóa nỗ lực thiết lập trung tâm chỉ huy quân sự mới của TP.Wiesbaden (Đức). Đây là cơ quan đóng vai trò điều phối viện trợ quân sự và huấn luyện cho Ukraine, chính thức thay thế Nhóm Liên lạc quân sự Ukraine do Mỹ dẫn đầu từ năm 2022.
Ba Lan có thể bắn hạ tên lửa Nga ở Ukraine?
Việc thiết lập trung tâm chỉ huy mới sẽ chuyển trách nhiệm cung cấp vũ khí, viện trợ cho Kyiv từ Lầu Năm Góc sang NATO, theo cơ chế mà Đài CNN dẫn lời giới chức Mỹ gọi là "cầu nối đến chiếc ghế thành viên". Thông qua cơ chế này, một nước được chuẩn bị sẵn sàng để làm việc với khối liên minh vào ngày đầu tiên gia nhập. Đồng thời, hội nghị dự kiến công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, bao gồm cam kết NATO sẽ chi ít nhất 40 tỉ euro cho Kyiv trong năm 2025.
Tổ chức Hội đồng Đại Tây Dương (trụ sở Mỹ) cũng nêu lên 3 thách thức cùng lúc mà NATO phải đối mặt: Đó là phải tăng cường phối hợp nội bộ, đặc biệt lĩnh vực công nghiệp - quân sự; sự khủng hoảng trong nội bộ các nước thành viên; và 32 nước vẫn chưa thực sự thống nhất về việc ủng hộ Ukraine.
Hôm qua, Điện Kremlin cho biết đang theo sát diễn biến Hội nghị thượng đỉnh NATO, vì liên minh từng tuyên bố xem Nga là kẻ thù và tìm cách đánh bại Nga, theo TASS. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Moscow xem NATO là bên can dự hoàn toàn vào cuộc xung đột ở Ukraine.

NATO mở rộng quan hệ đối tác ở Indo-Pacific​

Theo Đài ABC News, NATO có kế hoạch thắt chặt quan hệ đối tác với 4 nước ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific) trong bối cảnh Nga và Trung Quốc tăng cường quan hệ nhằm đối phó Mỹ và các đồng minh phương Tây.
Cụ thể, đây là năm thứ 3 liên tiếp các lãnh đạo New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc dự hội nghị thượng đỉnh NATO, còn Úc gửi phó thủ tướng tham dự. Về ý định của NATO mở rộng quan hệ đối tác ở Indo-Pacific, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm cáo buộc khối liên minh âm mưu "phá vỡ ranh giới, mở rộng phạm vi hoạt động, vượt khỏi phạm vi phòng thủ của khối và khơi dậy sự đối đầu".

 

Chủ đề tương tự

Back
Top