Tin tức thế giới 2-6: Mỹ nhắc lại ưu tiên ở Shangri-La; Nội bộ Israel lục đục vì chuyện ngừng bắn

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin dự Đối thoại Shangri-la ở Singapore ngày 1-6 - Ảnh: REUTERS

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin dự Đối thoại Shangri-la ở Singapore ngày 1-6 - Ảnh: REUTERS

Mỹ tập trung vào Trung Quốc tại Shangri-La​

Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin trấn an những lo ngại cho rằng xung đột ở Ukraine và Gaza đã làm sao nhãng các cam kết an ninh của Washington tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
"Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vẫn là nơi hoạt động ưu tiên của chúng tôi", Hãng tin Reuters dẫn lời ông Austin. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của các liên minh trong khu vực và "giải quyết tranh chấp một cách hòa bình thông qua đối thoại chứ không phải ép buộc hay xung đột".
"Và chắc chắn không thông qua cái gọi là trừng phạt", ông Austin nói, được cho là nhắm vào Trung Quốc vốn được xem là có thái độ bắt nạt ở khu vực.
Trước đó, ông Austin đã gặp người đồng cấp Trung Quốc Đổng Quân bên lề hội nghị vào ngày 31-5 trong nỗ lực hạ nhiệt xung đột các vấn đề từ Đài Loan đến hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tàu thăm dò Trung Quốc hạ cánh thành công trên Mặt trăng

Ngày 2-6, Tân Hoa xã đưa tin tàu thăm dò Mặt trăng Hằng Nga 6 của Trung Quốc đã hạ cánh thành công ở vùng tối của Mặt trăng để thu thập mẫu vật. Đây là bước nhảy vọt mới nhất đối với chương trình không gian kéo dài hàng thập kỷ của Bắc Kinh.
Cơ quan Vũ trụ quốc gia Trung Quốc cho biết tàu thăm dò đã đáp xuống lưu vực Nam Cực - Aitken rộng lớn, một trong những miệng hố lớn nhất được biết đến trong Hệ Mặt trời.
Tàu thăm dò, được phóng lên không gian vào ngày 3-5 và đi vào quỹ đạo Mặt trăng ngày 8-5, sẽ hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng như lấy mẫu vật từ vùng tối của Mặt trăng và đưa trở về Trái đất.

Bầu cử Ấn Độ kết thúc, ông Modi dự kiến chiến thắng

Vòng cuối cùng của cuộc tổng tuyển cử kéo dài 6 tuần qua tại Ấn Độ, cũng là cuộc bầu cử lớn nhất thế giới với gần 1 tỉ người đi bầu, kết thúc vào ngày 1-6. Các thăm dò lá phiếu cho thấy khả năng Thủ tướng Narendra Modi sẽ giành chiến thắng và tiếp tục nắm quyền.
Trước đó, giới phân tích cũng cho rằng đây là kết quả được dự đoán trước. Kết quả kiểm phiếu sẽ được công bố chính thức vào ngày 4-6.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi  trong hoạt động vận động tranh cử ở Mumbai - Ảnh: AFP

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong hoạt động vận động tranh cử ở Mumbai - Ảnh: AFP
Sau cuộc bầu cử, ông Modi cũng tự tin sẽ chiến thắng. "Họ (cử tri) đã thấy thành tích của chúng tôi và cách thức mà công việc của chúng tôi đã mang lại sự thay đổi về chất trong cuộc sống của người nghèo, bị thiệt thòi và bị áp bức", nhà lãnh đạo Ấn Độ viết trên mạng xã hội X.
Một cuộc thăm dò ý kiến do Đài truyền hình CNN-News18 tiến hành cho thấy Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) cầm quyền của ông Modi và các đồng minh trong liên minh của đảng này sẽ giành được 355 ghế, cao hơn nhiều so với 272 ghế cần thiết để chiếm đa số ở Hạ viện.

Các bên trung gian kêu gọi Israel, Hamas chấp nhận ngừng bắn​

Các nước trung gian hòa giải Mỹ, Qatar, Ai Cập ngày 1-6 đã kêu gọi Israel và Hamas hoàn tất thỏa thuận ngừng bắn do Tổng thống Mỹ Joe Biden vạch ra, trong bối cảnh lực lượng Israel tiếp tục tấn công thành phố Rafah ở miền nam Gaza.
Tuyên bố chung cho rằng những nguyên tắc được đưa ra trong phát biểu của ông Biden "đã tập hợp yêu cầu của tất cả các bên trong một thỏa thuận mang lại nhiều lợi ích", và góp phần thúc đẩy viện trợ ngay lập tức cho người dân Gaza cũng như mang lại hy vọng cho các con tin và gia đình họ.
Theo ông Biden, thỏa thuận sẽ bao gồm 3 giai đoạn. Trong giai đoạn đầu tiên kéo dài 6 tuần, lực lượng Israel sẽ rút khỏi tất cả các khu vực đông dân cư ở Gaza và việc trao đổi tù nhân trong tay Hamas với tù nhân Palestine bị Israel giam giữ. Sau đó, hai bên sau đó sẽ đàm phán về một lệnh ngừng bắn lâu dài và lệnh ngừng bắn sẽ tiếp tục miễn là các cuộc đàm phán vẫn diễn ra.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu kể từ đó đã khẳng định đất nước của ông sẽ theo đuổi cuộc chiến ở Gaza cho đến khi đạt được mọi mục tiêu. Ông lặp lại ngày 1-6 rằng "các điều kiện của Israel để kết thúc chiến tranh không thay đổi: phá hủy năng lực quản lý và quân sự của Hamas, giải phóng tất cả con tin và đảm bảo rằng Gaza không còn là mối đe dọa đối với Israel".
Trong khi đó, Hamas cho biết nhóm "có quan điểm tích cực" về kế hoạch do ông Biden đưa ra.
Người dân Palestine tháo chạy khỏi thành phố Rafah ở miền nam Gaza ngày 30-5 - Ảnh: AFP

Người dân Palestine tháo chạy khỏi thành phố Rafah ở miền nam Gaza ngày 30-5 - Ảnh: AFP

Nội bộ Israel bất đồng

Hãng tin Reuters cho biết đã có những bất đồng trong nội bộ Israel về vấn đề ngừng bắn. Hai thành viên trong liên minh của ông Netanyahu đã đe dọa sẽ rút khỏi chính phủ nếu ông Netanyahu thỏa thuận chấm dứt chiến tranh mà không tiêu diệt Hamas. Lãnh đạo của 2 đảng này dọa sẽ giải tán chính phủ nếu thủ tướng chấp nhận ngừng bắn.
Trong khi đó, lãnh đạo đối lập Yair Lapid cho rằng Tel Aviv không thể phớt lờ kêu gọi của đồng minh Mỹ và chấp nhận ngừng bắn để đổi lấy con tin. Ông Lapid khẳng định sẽ ủng hộ ông Netanyahu nếu các đảng liên minh của ông rút lui.
Trên đường phố Tel Aviv, hàng ngàn người xuống đường kêu gọi chính quyền nước này chấp nhận ngừng bắn.

Đội nước về nhà

Những người dân làng ở huyện Shahapur, bang Maharashtra đang đi lấy nước trong những ngày nắng nóng kỷ lục, có nơi hơn 50 độ C, vẫn đang tiếp diễn ở bang này và nhiều bang khác của Ấn Độ. (AFP)

Những người dân làng ở huyện Shahapur, bang Maharashtra, Ấn Độ, đang đi lấy nước trong những ngày nắng nóng kỷ lục, có nơi hơn 50 độ C, vẫn đang tiếp diễn ở bang này và nhiều bang khác của Ấn Độ. (AFP)


 

Chủ đề tương tự

Back
Top