Thế giới Tổng thống Pháp thăm lãnh thổ hải ngoại giữa làn sóng bạo loạn

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Tổng thống Macron tới New Caledonia, cam kết tái lập trật tự ở lãnh thổ hải ngoại đang chìm trong làn sóng bạo loạn hơn một tuần qua.
"Trong vài giờ và vài ngày tới, các hoạt động quy mô lớn sẽ được triển khai ở những khu vực cần thiết. Trật tự cộng hòa sẽ được tái lập toàn diện vì chúng ta không có lựa chọn nào khác", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu ngày 23/5 tại cuộc họp với các lãnh đạo chính trị và kinh tế địa phương, trong chuyến thăm lãnh thổ hải ngoại New Caledonia ở phía nam Thái Bình Dương.
Ông khẳng định lực lượng 3.000 nhân viên an ninh tăng viện cho New Caledonia sẽ được duy trì trên hòn đảo trong thời gian tới và sẽ không bị ảnh hưởng bởi nhu cầu an ninh của Olympic Paris vào tháng 7.
Dù chia sẻ "không muốn kéo dài tình trạng khẩn cấp" tại New Caledonia, ông Macron lưu ý chính phủ Pháp chỉ có thể chấm dứt chính sách này trên hòn đảo một khi người biểu tình tháo dỡ các chốt chặn đường.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron họp cùng quan chức và đại diện địa phương tại tư gia Cao ủy viên Pháp Louis Le Franc vào ngày 23/5 trong chuyến thăm New Caledonia. Ảnh: Reuters
Tổng thống Pháp nói nội dung ưu tiên của ông trong chuyến thăm lần này là tái lập ổn định và an ninh tại lãnh thổ hải ngoại. Ông cũng sẵn sàng thảo luận với các lãnh đạo địa phương về những vấn đề chính trị nhạy cảm nhất, trong đó có tương lai của New Caledonia.
Các trợ lý tiết lộ ông Macron không có lịch trình cố định cho chuyến thăm và sẵn sàng thảo luận với mọi bên liên quan để tái lập ổn định cho hòn đảo, song không muốn vội vàng đưa ra quyết sách nào mới.
New Caledonia nằm ở phía tây nam Thái Bình Dương, cách Australia khoảng 1.500 km về phía đông. Quần đảo có khoảng 270.000 cư dân, gồm 41% người Kanak và 24 người gốc châu Âu, chủ yếu là Pháp.
New Caledonia là nơi khai thác nikel nhiều thứ ba thế giới. Hòn đảo được sáp nhập vào Pháp hồi năm 1853, trước khi trở thành lãnh thổ hải ngoại của nước này vào năm 1946. Quần đảo đã tổ chức ba cuộc trưng cầu dân ý về việc tách khỏi Pháp, gần nhất là vào năm 2021, song người dân đều bỏ phiếu chọn ở lại.
Lực lượng an ninh vũ trang gác trước cổng Văn phòng Cao ủy Pháp tại New Caledonia vào ngày 23/5. Ảnh: AFP
Biểu tình bạo lực bùng phát tại New Caledonia vào tuần trước, sau khi quốc hội Pháp thông qua đề xuất sửa đổi hiến pháp, cho phép những người sống ở quần đảo này ít nhất 10 năm được quyền tham gia bầu cử. Điều chỉnh đó khiến người bản địa Kanak bất bình, khi cho rằng lá phiếu bản địa sẽ mất dần sức ảnh hưởng và triển vọng độc lập của vùng đất bị thu hẹp.
Trong hơn một tuần qua, gần 400 tòa nhà công quyền, cơ sở kinh doanh và nhà ở bị phóng hỏa. Các cuộc bạo loạn đã khiến 6 người thiệt mạng. Nhiều con đường bị người biểu tình rào chắn, khiến người dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận thực phẩm, thuốc men.
Đây là làn sóng bạo lực nghiêm trọng nhất tại hòn đảo phía nam Thái Bình Dương trong 40 năm qua. Chính phủ các nước , New Zealand và Australia đã tổ chức chuyến bay sơ tán hàng trăm du khách khỏi khu vực.
Vị trí New Caledonia. Đồ họa: Britanica
Thanh Danh (Theo Guardian, Reuters)

 

Chủ đề tương tự

Back
Top