Đời sống Tranh cãi 'con dâu có cần xin phép về nhà ngoại'

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Minh Nguyệt và con gái tại Paris năm 2024. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Nhiều người đồng tình với quan điểm này, bất kể là người có con trai hay con gái; là bố mẹ chồng hay bố mẹ đẻ. Không ít người chia sẻ cảnh khổ làm dâu mỗi khi muốn về thăm bố mẹ đẻ.
Chị Nhung Phan, 43 tuổi, ở Hoài Đức, Hà Nội cho biết bài viết khiến chị nhớ lại câu chuyện của mình. Hồi mới lấy chồng chị rất truyền thống, đi đâu, làm gì cũng xin phép thưa dạ.
Một lần cuối năm, bố chồng nói ngày 30 Tết làm cơm tất niên. Ngày 28, có khách đến chơi làm tất niên sớm nên gọi vợ chồng Nhung về ăn cơm. Nàng dâu xin phép về thì bố chồng nói: "Nhà này không có ông bà ông vải à mà mày phải đi ăn nhà khác".
Dĩ nhiên hôm đó Nhung phải ở nhà chợ búa, làm cơm. Chị còn cố gắng nhẫn nhịn nhiều điều nữa khi sống trong một gia đình chồng phong kiến, lạc hậu. "Cuối cùng tôi không chịu nổi sự hà khắc nữa nên quyết định ra đi tay trắng, nuôi hai con trai", chị cho biết.
Thái Trinh, 32 tuổi, quê Hải Dương, kể phải xin phép trước vài ngày mỗi khi muốn về ngoại. Nhiều khi khó quá, chồng Trinh còn bắt nghĩ cách nói dối để tìm lý do sao cho thuyết phục. "Nhà đẻ cách có gần 2 km mà mỗi lần mình về với bố mẹ phải dối trá tìm lý do, nghĩ nó nhục nhã", Trinh nói.
Có năm vợ chồng cô đi chúc Tết ông bà ngoại. Vì bố mẹ chồng không có nhà nên cô đã gọi điện để xin phép. Không ngờ tối đó bố chồng gọi luôn cho mẹ đẻ Trinh nói "vợ chồng chúng nó mang con đi không xin phép. Nhà này không phải cái chợ thích tới thì tới, thích đi thì đi".
Chị Nhung Phan, 43 tuổi, ở Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Minh Nguyệt giải thích bài viết của chị ra đời sau khi nghe câu chuyện một người bạn kể về những lần bị làm khó mỗi khi xin phép về ngoại. Sự vất vả khi chăm con nhỏ và hà khắc của nhà chồng khiến cô rơi vào trầm cảm.
Khi Nguyệt xin ý kiến của chồng mình, một bác sĩ tâm lý người Pháp để tư vấn cho người bạn, chị mất rất nhiều thời gian giải thích anh mới hiểu bởi văn hóa Tây không phải "xin phép khi về thăm nhà ngoại".
Tuy nhiên, một bộ phận khác phản đối quan điểm này. Họ lập luận người Việt có truyền thống gìn giữ gia phong, tôn ti trật tự, kính trên nhường dưới, "đi hỏi về chào". Xin phép không chỉ là việc của con dâu với nhà chồng, mà của tất cả những người trẻ với bề trên.
"Quốc có quốc pháp, gia có gia quy. Chấp nhận là dâu là con của nhà người ta thì đi đâu cũng phải lễ phép xin thưa đàng hoàng. Phận làm con đi đâu cũng nên xin phép cha mẹ cho đi mới đúng đạo", một người nói.
"Theo tôi là con cái đi xin phép về chào hỏi là đúng phép tắc của một một người có giáo dục. Đó là lễ phép, là sự tôn trọng cơ bản của con người với con người", một người khác bình luận.
Chuyên gia tâm lý Hồng Hương (Hà Nội) cho rằng xã hội hiện nay dù đã cởi mở vẫn còn nhiều gia đình mang nặng tư tưởng gia trưởng, phong kiến. Nhiều năm làm tư vấn hôn nhân - gia đình, bà cũng nhận được không ít trường hợp nàng dâu bị làm khó mỗi khi muốn về nhà ngoại chơi hay về Tết ngoại. Nhà chồng không đồng ý, nghĩa là không được đi hoặc nếu đi sẽ "cơm không lành, canh không ngọt".
"Việc nàng dâu về ngoại không cần sự cho phép của nhà chồng, mà chỉ cần thông báo cho họ biết", nhà tâm lý nói.
Tuy nhiên, người Việt có truyền thống kính trên nhường dưới, đi hỏi về chào người lớn tuổi là việc nên làm, bất kể là bố mẹ hay người giúp việc sống cùng. Xin phép có thể không cần nhưng chắc chắn không thể thiếu sự thông báo cho người ở nhà biết mỗi khi muốn đi đâu.
Bà Hương cho biết cách nói như thế nào phụ thuộc văn hóa từng gia đình. Nếu có bố mẹ chồng truyền thống thì trong câu nói có thể "dạ, thưa, xin phép". Nếu bố mẹ chồng dễ tính, hiện đại, chỉ cần nói: "Nay con về ông bà ngoại mẹ nhé".
"Cần rõ ràng từ "xin phép" ở đây chỉ như một lời thông báo, một phép lịch sự, như kiểu "Tôi xin phép ra ngoài nghe điện thoại", bà Hương nói.
Đồng ý kiến, chuyên gia tâm lý Linh Nga cho biết trong văn hóa của người Việt, "xin phép" thể hiện sự tôn trọng người xung quanh, vừa có tính chất thông báo, vừa như một lời chào để đi. Không chỉ trong gia đình, mà trong giao tiếp xã hội, môi trường công sở, nó cũng thể hiện sự lịch sự. Và chắc chắn, một lời nói dễ nghe bao giờ cũng giúp cho bạn thuận buồm xuôi gió.
Khi giao tiếp với bố mẹ chồng, bạn có thể dùng từ "xin phép" thể hiện sự tôn trọng nhưng với tâm thế chủ động; không phải kiểu khép nép, lo lắng có được đi hay không.
"Là một người trưởng thành, bạn không cần xin phép ai đó để được làm gì", bà Nga nói.
Phan Dương

 

Chủ đề tương tự

Back
Top