Trẻ em đến khám cận thị gia tăng tại TPHCM

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
NGUYỄN LY - Thứ sáu, 19/07/2024 19:20 (GMT+7)

Bệnh viện Mắt TPHCM mỗi ngày tiếp nhận hàng nghìn người dân đến khám. Trong đó có nhiều trẻ em được phát hiện mắc tật khúc xạ.
Trẻ em đến khám cận thị gia tăng tại TPHCM

Bác sĩ khám mắt cho bệnh nhân, trong đó có nhiều trẻ em. Ảnh: NGUYỄN LY
Em N.T.T (5 tuổi, quận Bình Thạnh, TPHCM) trong một lần được nhà trường cho nhìn bảng chữ và số để kiểm tra sức khoẻ thị lực mới phát hiện một bên mắt khi bị che thì bên còn lại khó nhìn rõ. Khi ba mẹ đưa em đi khám, bác sĩ chẩn đoán mắc tật khúc xạ, cần được can thiệp sớm để mắt tránh bị tật nặng hơn.
Em Phong (8 tuổi, TPHCM) đeo kính sau khi được bác sĩ thăm khám mắt. Em vừa được chẩn đoán mắc tật khúc xạ. Theo gia đình chia sẻ, khi nhìn các vật ở xa em thấy rất mờ, tiếp xúc với các vật ở gần nhất và mỗi lần xem tivi hay đọc sách đều phải cố gắng sát lại gần. Sắp bước vào năm học mới, nên việc kiểm tra sức khoẻ mắt đã được gia đình chú trọng với hy vọng giúp em đỡ vất vả hơn khi nhìn và học tập.
Theo BS.CKII Lê Thị Kim Chi - Phó Trưởng Khoa khúc xạ, Bệnh viện Mắt TPHCM, nguyên nhân mắc tật khúc xạ hiện chưa được nghiên cứu rõ ràng, nên thông thường các chuyên gia gọi là yếu tố gây cận thị. Hiện nay, số lượng người dân mắc các tật khúc xạ do sử dụng thiết bị điện tử gia tăng, số lượng trẻ được phát hiện tăng hơn so với trước một phần là do phụ huynh quan tâm nhiều hơn nên đưa con đi khám. Đồng thời, trong trường học cũng có các bảng đo thị lực hàng năm khám cho sức khoẻ học đường nên các bé được phát hiện sớm và được đưa đi khám.
Cũng theo bác sĩ Kim Chi, để phát hiện tật khúc xạ ở mắt, khuyến khích đưa trẻ đi khám 6 tháng một lần để can thiệp sớm tránh tình trạng nặng hơn. Hiện nay, Việt Nam và thế giới đang hướng tới giảm sự tiến triển của cận thị, ngăn ngừa khả năng mắc tật khúc xạ. Bệnh viện Mắt TPHCM cũng đang trong quá trình chuẩn bị triển khai chương trình kiểm soát cận thị, bệnh nhi sẽ được sử dụng thuốc nhằm điều tiết kiểm soát cận thị, ngoài ra còn có thêm nhiều phương pháp khác, sử dụng kính để làm giảm tốc độ cận thị.
“Tuy nhiên, bệnh viện vẫn cần thời gian để chuẩn bị chương trình này. Khi ba mẹ nhận thấy con bị cận thị thường rất quan tâm việc nếu cận rồi, có cách nào cho hết cận được không? Hết cận chắc chắn không hết, chỉ có đeo kính. Nhiều trẻ tăng độ nhanh nên đơn vị kiểm soát cận thị sẽ giúp trẻ kiểm soát được việc này,” bác sĩ Kim Chi nhấn mạnh.
Trẻ em thường không nhận biết được mắt mờ và các bệnh lý tật khúc xạ sớm nên đã quen với độ mờ mà không biết mình bị mờ. Chính vì vậy, việc tầm soát sớm rất quan trọng, cần đưa trẻ đi đo ít nhất từ 1-2 tuổi để phát hiện tật khúc xạ và can thiệp cho trẻ, nhằm phát triển thị giác tốt hơn sau này. Nếu không, trẻ dễ bị nhược thị ở cả hai mắt hoặc một mắt.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top