Tục hóa vàng, đốt vàng mã đã thay đổi như thế nào?

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
NGUYỄN ĐẠT - Thứ tư, 24/07/2024 08:44 (GMT+7)

Hóa vàng là phong tục phổ biến trong văn hóa tâm linh của nhiều quốc gia châu Á, nhưng đã có sự thay đổi, dịch chuyển theo thời gian.
Hóa vàng (còn gọi là đốt vàng mã hay đốt giấy hương) là một phong tục đã có từ lâu đời và vẫn còn phổ biến ở nhiều nước châu Á ngày nay như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ...
Đây là nghi lễ đốt giấy vàng mã và các vật phẩm giả làm bằng giấy để gửi đến người đã khuất và các vị thần linh.
Theo ghi chép trong các tài liệu lịch sử Trung Quốc và quốc tế, việc đốt vàng mã được thực hiện dựa trên niềm tin rằng, linh hồn người chết vẫn tiếp tục tồn tại và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người còn sống. Vì vậy, người ta hóa vàng để cầu mong sự phù hộ của tổ tiên cũng như cung cấp những thứ cần thiết cho họ ở thế giới bên kia.
Hóa vàng dựa trên niềm tin rằng linh hồn người chết vẫn tiếp tục tồn tại. Ảnh: RTI

Hóa vàng dựa trên niềm tin rằng, linh hồn người chết vẫn tiếp tục tồn tại. Ảnh: RTI
Nhà nhân chủng học Heonik Kwon của Đại học Cambridge giải thích rằng, theo quan niệm của nhiều quốc gia phương Đông, cuộc sống trên dương gian chỉ là "cõi tạm", và khi có người mất, con cháu vẫn còn có bổn phận thờ cúng, phụng dưỡng cha mẹ, tổ tiên.
Đánh vào tâm lí này, một thương nhân tên Vương Dũ, đã nghĩ ra việc làm vàng bạc, quần áo… bằng giấy để đốt, thay thế cho tục lệ tuẫn táng, mai táng với vàng bạc, quần áo thật trước đó.
Dù cũng đã có một giai đoạn tục hóa vàng bị giới chư Tăng phản đối và bị người dân Trung Quốc tẩy chay, nhưng sau đó phong tục này tiếp tục phổ biến.
Từ tiền vàng, giờ đây nhiều người còn hóa cả ô tô, xe máy, điện thoại... Ảnh: Coconuts

Từ tiền vàng, giờ đây nhiều người còn hóa cả ô tô, xe máy, điện thoại... Ảnh: Coconuts
Việc hóa vàng được cho là mang lại doanh thu đáng kể ở các cơ sở tâm linh và doanh nghiệp sản xuất vàng mã.
Chỉ riêng tại Đài Loan (Trung Quốc), theo số liệu từ tờ Taiwan News, các ngôi chùa thu về khoảng 400 triệu USD (khoảng hơn 10 nghìn tỉ đồng) mỗi năm từ hoạt động này (tính đến năm 2014).
Tuy nhiên, việc đốt vàng mã cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Theo một nghiên cứu khoa học đăng trên trang Science Direct, khói và tro từ việc đốt giấy chứa nhiều kim loại nặng độc hại như nhôm, chì, cadmium.
Một số nghiên cứu khác từ Hiệp hội Hóa học Hoàng gia chỉ ra việc hít phải khói từ đốt vàng mã có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson ở người cao tuổi và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.
Vụ việc một người phụ nữ đốt vàng mã trong chung cư từng gây tranh cãi vì nguy hiểm. Ảnh:

Vụ việc một người phụ nữ đốt vàng mã trong chung cư từng gây phẫn nộ vì nguy hiểm. Ảnh: Cắt từ video
Nhận thức được những tác hại của việc đốt vàng mã quá mức, nhiều quốc gia đã đưa ra các biện pháp hạn chế.
Tại Trung Quốc, năm 2006, cựu thứ trưởng Bộ Dân chính Dou Yupe đã tuyên bố sẽ cấm các hình thức cực đoan của việc đốt vàng mã.
Hay vào năm 2017, một ngôi đền thờ Đạo giáo ở Hung Hom, Hong Kong (Trung Quốc) cũng đã bị phạt tiền vì vi phạm Pháp lệnh Kiểm soát Ô nhiễm không khí từ hoạt động đốt vàng mã.
Ở Singapore, một số ngôi chùa đã không khuyến khích việc dâng giấy vàng mã trong các nghi lễ thờ cúng tổ tiên.
Tại Việt Nam, nhiều địa phương đã vận động người dân hạn chế đốt vàng mã. Một số ngôi chùa, đền đã treo bảng quy định không thắp hương, không dâng vàng mã.
Sự thay đổi này cho thấy, cùng với thời gian, chúng ta cần có sự cân nhắc hợp lý giữa việc đốt vàng mã và bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top