Tuyển thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt: Bắn cung giúp tôi đạt được sự điềm tĩnh

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
HOÀI VIỆT - Chủ nhật, 14/07/2024 10:00 (GMT+7)

Nữ tuyển thủ có gương mặt khả ái của thể thao Việt Nam và Đội tuyển bắn cung quốc gia sẽ có lần thứ hai được dự đấu trường Olympic, do đó cô đang tập trung tập luyện tối đa để khẳng định bản thân tại Pháp tới đây.
Tuyển thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt: Bắn cung giúp tôi đạt được sự điềm tĩnh

Vận động viên Đỗ Thị Ánh Nguyệt. Ảnh: Đoàn thể thao Việt Nam
Bắn cung là bước ngoặt
Đỗ Thị Ánh Nguyệt đã giành suất chính thức dự Olympic Paris (Pháp) 2024. Cung thủ quan trọng của nội dung cung một dây nữ thuộc Đội tuyển bắn cung Việt Nam đã có suất dự Olympic Paris (Pháp) 2024 không thể bất ngờ hơn sau khi Liên đoàn bắn cung thế giới chọn cô vào phút chót dựa trên điểm số xếp hạng để đôn vị trí vào nhóm nhận suất. Và như vậy, Đỗ Thị Ánh Nguyệt nằm trong danh sách 64 cung thủ nữ của nội dung cung cá nhân một dây được tới Pháp tranh tài.
Trò chuyện với Ánh Nguyệt, nữ cung thủ của thể thao Hà Nội là người cởi mở. Tuy nhiên, để đảm bảo cho công tác chuyên môn, mỗi khi chuẩn bị cho giải đấu quan trọng thì gần như cô không xuất hiện trước truyền thông bởi điều đó để giữ cho bản thân tâm lý ổn định nhất. Trong câu chuyện của mình, Ánh Nguyệt bảo rằng, suất Olympic Paris (Pháp) 2024 với mình là một bất ngờ nhưng cũng phản ánh sự nỗ lực trong thi đấu và được chuẩn bị qua một quá trình.
“Khi vào thi đấu ở các giải, mỗi cung thủ có tâm lý khác nhau. Để làm sao điều khiển được nhịp tim ổn định, chúng tôi đều phải tập luyện, củng cố ổn định hơn. Khi thi đấu, để tự tin hơn thì tôi luôn tự nhủ trong đầu về mục tiêu và câu đề ra là: “Mình phải làm được, phải tốt nhất có thể”. Khi đến với môn bắn cung, tôi đã được thay đổi nhiều từ môn thể thao này. Môn đấu dạy cho tôi nhiều điều. Giúp tôi có sự kiên trì cao. Trong cuộc sống, khi ở chung cùng đội tuyển, các anh chị dạy tôi về cách ứng xử tốt, cùng phát triển trong một tập thể đoàn kết”, Ánh Nguyệt bày tỏ.
Nhìn vào hành trình tập luyện, thi đấu chuyên môn, Đỗ Thị Ánh Nguyệt có gần 7 năm kinh nghiệm với cây cung và mũi tên. Cô chia sẻ, bắn cung nhìn thì đơn giản nhưng khi tập luyện thì người cầm cây cung phải có sự phối hợp nhịp nhàng các bộ phận trên cơ thể. Người bắn cung cần sự tập trung cao và cách hít, thở nhịp đúng với kỹ thuật. Nâng một cây cung chuyên nghiệp (nặng từ 2kg đến 5kg) và khi kéo cây cung thì sức nặng của nó có lực lên tới 28kg đến 45kg. Do vậy, chúng tôi phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Một cô gái nhỏ bé nhưng có thể nâng cây cung với trọng lượng như thế rồi đưa những mũi tên trúng hồng tâm ghi điểm đã cho thấy một nỗ lực về chuyên môn của Ánh Nguyệt.
Khi hỏi rằng, nếu cho một lựa chọn lại, Ánh Nguyệt có chọn môn bắn cung để phát triển sự nghiệp hay không, nữ cung thủ cười bảo: “Tất nhiên, tôi vẫn chọn bắn cung!”. Ánh Nguyệt đã trở thành cung thủ lịch sử của thể thao Việt Nam để là người dự liên tiếp hai kỳ Olympic gần nhau bằng suất chính thức (kỳ Olympic Tokyo Nhật Bản 2020 và Olympic Paris Pháp 2024).
Mê nhạc Sơn Tùng M-TP
Ánh Nguyệt là một vận động viên mạnh mẽ trên bãi tập và khi thi đấu. Trong đời thường, cung thủ này là cô gái duyên dáng, được nhiều người chú ý. Thật thú vị, Ánh Nguyệt chưa bao giờ có thần tượng thể thao cho mình thế nhưng cô chia sẻ: “Tôi không có thần thượng thể thao nào. Tôi thần tượng ca sĩ Sơn Tùng M-TP và đó là người truyền cảm hứng cho tôi trong cuộc sống cũng như tập luyện”. Với bắn cung, hay thể thao nói riêng, tất cả không bao giờ là màu hồng bởi vận động viên như Ánh Nguyệt phải tập luyện, có sự cọ xát thi đấu và sẵn sàng chấp nhận thất bại khi không đạt được phong độ tốt nhất.
Chính vậy, qua mỗi giải đấu, bản thân cô bảo rằng mình trưởng thành hơn và khi được nghe những lời ca từ trong âm nhạc của ca sĩ Sơn Tùng M-TP thì mình được giúp có thêm sự cân bằng, ổn định lại tinh thần. Ánh Nguyệt vẫn nhớ, giải đấu chịu nhiều áp lực nhất là SEA Games 31 đã diễn ra trên sân nhà năm 2022. Khi đó, bắn cung là một trong những môn trọng điểm được lãnh đạo Đoàn thể thao Việt Nam chờ đợi giành Huy chương Vàng.
Đáng tiếc qua tất cả các nội dung, chúng ta không giành được Huy chương Vàng nào. Chính lúc ấy, không ít dấu hỏi từ truyền thông và nhà quản lý chuyên môn về sự đầu tư cho môn đấu ra sau. Dù thế, thầy trò của Đội tuyển bắn cung Việt Nam vẫn bình tĩnh để tập luyện rồi thi đấu nỗ lực để bây giờ giành được hai suất dự Olympic Paris (Pháp) 2024 đúng chỉ tiêu đăng ký (vận động viên Đỗ Thị Ánh Nguyệt, Lê Quốc Phong).
Lịch sử người cầm cờ
Năm nay, Nguyệt bước vào tuổi 25 (sinh năm 2001). Cô tới với thể thao như một cái duyên. Mùa hè năm 2016, các huấn luyện viên môn bóng rổ - bóng chuyền của Trung tâm Huấn luyện và thi đấu Thể dục - Thể thao Hà Nội đi tuyển vận động viên năng khiếu như thông lệ và khi dừng chân tại xã Lạc Hồng của vùng đất Văn Lâm (Hưng Yên), họ thấy được một cô bé học sinh có chiều cao, đủ khả năng chơi bóng rổ. Đó là Đỗ Thị Ánh Nguyệt. Phải thuyết phục rất lâu, huấn luyện viên mới được gia đình đồng ý cho Ánh Nguyệt đến Hà Nội tập bóng rổ.
Ánh Nguyệt nhớ lại: “Trước khi vào bắn cung, tôi là vận động viên bóng rổ Hà Nội. Sau bảy tháng tập bóng rổ, huấn luyện viên chuyển tôi sang bắn cung, hướng tôi vào môn thể thao cá nhân bởi huấn luyện viên thấy mình phù hợp với môn cá nhân hơn là môn đồng đội. Khi sang bắn cung, tôi chưa biết gì về môn này. Khi tập luyện thử, tôi thấy các anh chị, các bạn tập làm mình thu hút rồi bản thân muốn cầm cung bắn. Tôi bắt đầu yêu thích môn này và chinh phục nó. Chuyển sang bắn cung thì điều khó khăn bỡ ngỡ chính là làm quen, bắt nhịp với mọi người. Ở môn bóng rổ thì chúng tôi chỉ làm quen với nữ cùng nhau vì là môn tập thể nhưng sang bắn cung có cả nam, nữ. Lúc đó tôi vẫn nhớ mình mất một tháng để có thể làm quen cùng mọi người trong đội”.
Nhưng điều mà chỉ huấn luyện viên cơ sở mới nắm rõ đó là giai đoạn đầu của làm quen với môn mới, Ánh Nguyệt gặp tâm lý không ít và từng có lúc muốn rời thể thao Hà Nội để về nhà tiếp tục đi học văn hóa. Dù vậy, các thầy cô cùng bạn bè ở các đội thể thao động viên, Ánh Nguyệt đã trở lại để bước ngoặt ấy giúp thể thao Việt Nam có nữ cung thủ xuất sắc dự Olympic bây giờ.
Thêm điều bất ngờ, Đoàn thể thao Việt Nam chuẩn bị cho Olympic Paris (Pháp) 2024 đã đề xuất cô nằm trong danh sách lựa chọn để làm vận động viên cầm cờ dự Lễ khai mạc. Dù chưa có quyết định chính thức nhưng nếu được điều này, Ánh Nguyệt có lần đầu tiên trong sự nghiệp được vinh dự ấy. Thậm chí, cô được xuất hiện trên đấu trường Thế vận hội danh giá của thể thao quốc tế. Lúc này, thời gian lên đường đi Pháp thi đấu còn tính bằng ngày và Ánh Nguyệt cùng Đội tuyển bắn cung Việt Nam rất tập trung.
“Tôi vẫn nhớ, sau khi trở về từ Olympic Tokyo (Nhật Bản) 2020, tôi trở lại với cuộc sống bình thường của vận động viên và tập luyện, thi đấu nỗ lực. Cuộc sống của tôi không gặp xáo trộn nào. Bây giờ, tôi được thêm một lần dự Olympic và mình thấy thú vị cho bản thân. Nhưng chắc chắn một điều, khi được xuất hiện ở Olympic, tôi được nhiều người biết đến hơn và tôi rất vui khi mọi người chú ý đến môn bắn cung. Bắn cung Việt Nam đang được người hâm mộ quan tâm nên sự đầu tư chắc chắn sẽ hiệu quả”, Ánh Nguyệt nói thêm.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Cắn miếng mực tươi dưới chân đèo Cổ Mã
Nhớ vị kem đổi

Nhớ vị kem đổi​


Bạn hỏi tôi có nhớ vị kem đổi ngày xưa không? Tôi chợt giật mình, “đứng hình” chừng mấy giây để nghĩ là đó là loại kem gì? Khi đầu...
Những cái chợ xanh ở chốn Kẻ Chợ

Những cái chợ xanh ở chốn Kẻ Chợ​


Nếu bạn sống ở Hà Nội đủ lâu, bạn sẽ biết được rằng, ngoài những cái tên kiêu hãnh như Long Đỗ, Đại La, Thăng Long, Đông Đô thì Hà...
Sống xanh bắt đầu từ mỗi góc làm việc xanh
Phạm Thị Hương Giang (Jang Kều) - Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Sống: “Tôi có duyên nợ với chữ Xanh”
Trụ sở xanh để lan tỏa thông điệp phát triển bền vững
Mô hình y tế xanh biến bệnh viện như khách sạn, người bệnh làm trung tâm
Phượt xuyên Việt cùng người lạ

Phượt xuyên Việt cùng người lạ​


Chuyến phượt xuyên Việt cùng người lạ lần đầu tiên đã mang đến những trải nghiệm thú vị cho nữ tài xế yêu thích du lịch bằng ôtô.
Chung tay vì một Côn Đảo xanh

Chung tay vì một Côn Đảo xanh​


Côn Đảo - quần đảo nằm ở vùng biển Đông Nam của Việt Nam ngoài khơi bờ biển phía Nam, luôn khiến cho chúng ta rưng rưng cảm xúc vì...
Từ một quả trứng, vô tận sinh ra

Từ một quả trứng, vô tận sinh ra​


Nằm trong sự kiện mở xưởng của VAC (Vietnam Art Collection) tại Hà Nội, ngày 6.7.2024 một triển lãm trưng bày các tác phẩm mới nhất của họa sĩ trẻ...
Thiết lập giới hạn lành mạnh cho trẻ em và điện thoại thông minh
Đền Bảo Hà thờ Thần vệ quốc vùng biên ải
Kinh tế xanh - xu thế không thể đảo ngược
Là dáng hay là hình

Là dáng hay là hình​


Có bao nhiêu người đi ngang qua các cửa hàng thời trang , dừng lại và nhìn ngắm ma nơ canh với những bộ quần áo trên người, trưng bày...
Ngẫm về chuyện sống xanh, bảo vệ môi trường qua sách Địa cầu không sự sống
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top