Ukraina nằm trong số các nước bị kiện nhiều nhất

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Ngọc Vân - Thứ sáu, 31/05/2024 14:51 (GMT+7)

Hàng nghìn vụ kiện chống lại Ukraina đang được thụ lý tại Tòa án Nhân quyền châu Âu.
Ukraina nằm trong số các nước bị kiện nhiều nhất

Phòng xử án của Tòa án Nhân quyền châu Âu tại Strasbourg, Pháp. Ảnh: ECHR/CVCE
Ukraina là một trong những quốc gia có nhiều vụ kiện nhất bị đưa ra Tòa án Nhân quyền châu Âu (ECHR) - thẩm phán Nikolay Gnatovsky, người đại diện cho Kiev tại tòa án, tiết lộ với hãng tin Ukrinform hôm 30.5.
ECHR, còn được gọi là Tòa án Strasbourg, là tòa án quốc tế của Hội đồng châu Âu, được lập ra bởi Công ước châu Âu về Nhân quyền.
Tòa án xét xử các vụ kiện cáo buộc rằng một quốc gia đã vi phạm một hoặc nhiều nhân quyền được liệt kê trong công ước hoặc các nghị định thư mà quốc gia đó là thành viên. Ukraina tham gia Công ước châu Âu về Nhân quyền vào năm 1997.
Thẩm phán Gnatovsky cho biết hiện có 8.000 vụ kiện đang chờ thụ lý tại ECHR chống lại Ukraina.
“Những khiếu kiện của công dân Ukraina khá điển hình; chúng liên quan đến những vấn đề mang tính hệ thống vẫn chưa được giải quyết trong nhiều thập kỷ” - thẩm phán tuyên bố.
Ảnh chụp màn hình

Ukraina tham gia Công ước châu Âu về Nhân quyền vào năm 1997. Ảnh chụp màn hình
Thẩm phán Gnatovsky nhấn mạnh rằng, ngày càng có nhiều khiếu kiện về các điều kiện giam giữ trong các cơ sở cải tạo, cũng như về thời gian xét xử tại tòa, việc thu hồi quyền tài sản và những trở ngại trong việc kháng cáo.
Thẩm phán nói, Ukraina cũng gặp vấn đề trong việc thực thi các phán quyết của tòa án quốc gia, bao gồm cả những phán quyết của ECHR.
Điều này đặt ra câu hỏi về “khả năng của nhà nước trong việc đảm bảo pháp quyền; nếu không thực thi các phán quyết cuối cùng của tòa án thì Ukraina sẽ không thể gia nhập Liên minh châu Âu (EU)” - thẩm phán cho hay.
Thẩm phán nhấn mạnh, một nước ứng viên gia nhập EU phải có một hệ thống pháp luật quốc gia có khả năng hoạt động bình thường. "Ứng viên đó không thể được công nhận nếu không giải quyết được các vấn đề lâu dài trong việc thi hành các phán quyết của tòa án” - thẩm phán Gnatovsky kết luận.
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã nộp đơn xin trở thành thành viên EU ngay sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự vào tháng 2.2022. Cuối năm đó, Ukraina được trao tư cách ứng cử viên EU.
Vào thời điểm bấy giờ, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cho biết, việc trao cho Ukraina tư cách ứng cử viên EU là một “thông điệp mang tính biểu tượng” ủng hộ Kiev trong cuộc xung đột với Mátxcơva. Tuy nhiên, ông giải thích, tư cách thành viên thực sự của EU vẫn còn “nhiều năm nữa” và Ukraina trước tiên phải đáp ứng các tiêu chuẩn của khối.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay, Nga chưa bao giờ phản đối khả năng Ukraina gia nhập EU vì Mátxcơva không nhận thấy bất kỳ mối đe dọa quân sự nào trong hợp tác kinh tế giữa Kiev và các đối tác quốc tế.
Tuy nhiên, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố, việc Ukraina gia nhập EU sẽ làm suy yếu Liên minh châu Âu và cuối cùng có thể dẫn đến sự sụp đổ của khối này.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top