Vai trò quan trọng của Mặt trận Tổ quốc với khát vọng phồn vinh, hạnh phúc

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Không để ai bị bỏ lại phía sau: Đại đoàn kết vì Việt Nam hùng cường
TRẦN VƯƠNG - PHẠM ĐÔNG - LAN NHI - Chủ nhật, 14/07/2024 08:00 (GMT+7)

Hành trình xây dựng và phát triển đất nước đến với mục tiêu hùng cường, thịnh vượng, vai trò của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam càng quan trọng đặc biệt.
Vai trò quan trọng của Mặt trận Tổ quốc với khát vọng phồn vinh, hạnh phúc

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến khởi công xây nhà và tặng quà cho gia đình Nguyễn Văn Đồng ở xóm Doi (xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình). Ảnh: Quang Vinh
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có mặt trên mọi mặt trận
Gần 1 thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) đã ra sức hoạt động, khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy sức mạnh vĩ đại của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh của thời đại, góp sức đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác.
Để tiếp tục phát huy truyền thống và sức mạnh đại đoàn kết, Đảng ta xác định, MTTQ Việt Nam các cấp có vai trò là nòng cốt, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng và triển khai các chính sách đại đoàn kết dân tộc.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến trao quà cho các gia đình  tại buổi dự lễ gắn biển, trao nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo tại Bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên ngày 27.3.2024.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến trao quà cho các gia đình tại buổi dự lễ gắn biển, trao nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo tại bản Co Pục (xã Hua Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) ngày 27.3.2024. Ảnh: Quang Vinh
Đại hội XIII của Đảng đã đặt những mục tiêu ở những dấu mốc quan trọng trên hành trình phát triển của đất nước. Đó là: Phấn đấu đến năm 2025 là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Để thực hiện được những mục tiêu đó, một yêu cầu rất quan trọng đó chính là phải huy động được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng.
Trao hỗ trợ xây nhà “Đại đoàn kết” cho hộ có hoàn cảnh khó khăn ở Lào Cai. Ảnh: Trọng Bảo

Trao hỗ trợ xây nhà “Đại đoàn kết” cho hộ có hoàn cảnh khó khăn ở Lào Cai. Ảnh: Quang Vinh
TS Nguyễn Viết Chức - Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Văn hóa xã hội khóa IX của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam - nhấn mạnh, vai trò của MTTQ Việt Nam rất to lớn. Đây là một tổ chức chính trị sâu rộng, tập hợp đại đoàn kết toàn dân tộc.
"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay", nghĩa là chúng ta đã tiếp nối truyền thống đoàn kết dân tộc từ xa xưa, từ ngàn đời. Và để đạt được kết quả đó có vai trò rất quan trọng của MTTQ" - TS Nguyễn Viết Chức nhấn mạnh.
Dai-Doan-Ket-9-7-3.jpg

TS Nguyễn Viết Chức nhắc những phong trào như: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường", cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”... Tất cả những phong trào ấy đều có mặt của những người làm công tác Mặt trận. Và qua các phong trào đó, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc lại được tập hợp, phát huy.
"Mặt trận nói vui tức là trận nào cũng phải có mặt. Trận khó phải có mặt, vui phải có mặt, khó khăn, thậm chí buồn cũng phải có mặt, để đoàn kết toàn dân tộc. Chúng ta có thể thấy MTTQ đang có mặt ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và góp phần rất tích cực. Từ quyên góp ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lũ lụt, sạt lở đất, dịch COVID-19, từng hạt gạo, nắm cơm, những sự đóng góp nhỏ bé nhưng gom tất cả lại hợp thành một sức mạnh vô cùng to lớn" - TS Nguyễn Viết Chức nói.
Xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận uy tín, tâm huyết, bản lĩnh
Nêu nhiều giải pháp trong hoạt động của MTTQ để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, song TS Nguyễn Viết Chức đặc biệt nhấn mạnh giải pháp về việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận ở cơ sở.
“Có một thực tế rằng, không phải ai cũng muốn làm công tác Mặt trận. Người làm công tác này như "người thổi tù và hàng tổng", làm rất nhiều nhưng kết quả lại chưa biết đo lường bằng cách nào. Công việc vận động ở cơ sở là vận động trực tiếp người dân, nhiều người dân hiểu được chính sách, pháp luật, song cũng có nhiều nơi người dân bày tỏ bức xúc trước những thực tế tại địa phương” - ông Chức nhìn nhận.
Gia đình anh Bùi Việt Hợi (xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng, Lào Cai) chuyển về ngôi nhà mới khang trang, kiên cố trước Tết Nguyên đán 2024.

Gia đình anh Bùi Việt Hợi (ở xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) chuyển về ngôi nhà mới khang trang, kiên cố trước Tết Nguyên đán 2024. Ảnh: Quang Vinh
Để tiếp tục củng cố, phát huy vai trò cầu nối của đội ngũ những người làm công tác Mặt trận, ông Nguyễn Viết Chức cho rằng, trước tiên vẫn là giải pháp về nhân sự, phải có những cán bộ tốt, phải có những cán bộ Mặt trận vừa nhiệt tâm, nhiệt huyết, vừa có trình độ, năng lực và phải có uy tín. Bởi muốn vận động người khác phải có uy tín, phải trong sạch, trong sáng thì mới có thể làm được, đó là điều kiện tiên quyết.
Cùng với đó, cần tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất cũng như những điều kiện khác cho công tác của MTTQ. Các cán bộ làm công tác Mặt trận cần nhận được sự đồng hành, quan tâm nhiều hơn nữa của cấp ủy Đảng, chính quyền để phát huy được vai trò của mình trong những hoạt động liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân.
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng.

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng. Ảnh: Quang Vinh
TS Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam - trong bài viết “Một số giải pháp phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới” - đã khẳng định, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó MTTQ Việt Nam đóng vai trò nòng cốt. Cần tiếp tục nâng cao nhận thức, thực hiện trách nhiệm của hệ thống chính trị về đại đoàn kết toàn dân tộc và vai trò nòng cốt của MTTQ Việt Nam trong tình hình, nhiệm vụ mới.
Hiện nay, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam ngày càng nhiều và nặng nề trong khi bối cảnh quốc tế trong nước có những thay đổi, chuyển biến phức tạp. Vì vậy, MTTQ cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp để có đủ năng lực và kinh nghiệm triển khai nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Bàn giao tiền hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết cho gia đình ông Bùi Văn Mảnh, hộ nghèo xóm Bưng 2, xã Thu Phong, huyện Cao Phong, Hòa Bình.

Bàn giao tiền hỗ trợ xây dựng nhà Đại đoàn kết cho gia đình ông Bùi Văn Mảnh - hộ nghèo xóm Bưng 2 (xã Thu Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình). Ảnh: Quang Vinh
Cũng theo ông Nguyễn Hữu Dũng, trước yêu cầu, nhiệm vụ mới và xu hướng biến đổi trong các mối quan hệ giữa cá nhân, cộng đồng, giai cấp, tầng lớp xã hội, MTTQ Việt Nam phải đổi mới nội dung và phương thức tuyên truyền, vận động xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Công tác tuyên truyền, vận động trong tình hình mới, một mặt phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước; mặt khác phải phù hợp với từng đối tượng, tác động đến tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cộng đồng để xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Lấy con người làm trung tâm, là chủ thể
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hải Dương - cho rằng, việc huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong bối cảnh mới hiện nay đặt ra yêu cầu phải đổi mới tư duy, phương thức vận động, quy tụ, tập hợp các lực lượng, cần thiết phải có những nhân tố, mục tiêu mới phù hợp với sự phát triển của đất nước, cũng như của thời đại nhằm đoàn kết bền chặt, vững chắc, thực chất và hiệu quả hơn.
Trong đó, phải thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; nêu cao tinh thần tự quản trong cộng đồng, hòa giải và giải quyết mâu thuẫn ngay từ cơ sở... nhằm tăng cường đồng thuận xã hội, dân chủ và đoàn kết.
Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều phải hợp lòng dân, vì lợi ích và hạnh phúc của nhân dân. Dựa vào dân, bồi dưỡng sức dân, động viên toàn dân, phát huy sức sáng tạo của nhân dân luôn luôn là kế sâu, gốc bền của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top