Vận dụng sáng tạo bài học Hiệp định Geneva cho ngoại giao “cây tre Việt Nam”

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Thanh Hà - Thứ bảy, 20/07/2024 08:33 (GMT+7)

Ngày 19.7, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Quốc phòng và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề “70 năm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam” (21.7.1954 - 21.7.2024).
Vận dụng sáng tạo bài học Hiệp định Geneva cho ngoại giao “cây tre Việt Nam”

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng đại biểu tham quan trưng bày ảnh tại hội thảo. Ảnh: Hải Nguyễn
Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng dự và chỉ đạo hội thảo.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, cách đây đúng 70 năm, ngày 21.7.1954, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết tại Geneva (Thụy Sĩ) và trở thành dấu mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta.
Về đối ngoại, Hội nghị Geneva 1954 là diễn đàn đa phương có sự tham dự, đàm phán trực tiếp của các nước lớn mà lần đầu tiên Việt Nam tham gia.
Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong lần tham dự đầu tiên này, ngoại giao Việt Nam đã khẳng định tâm thế, bản lĩnh, trí lực của một dân tộc có bề dày hàng nghìn năm văn hiến; có ý chí quật cường bảo vệ nền độc lập; thấm đượm tinh hoa văn hóa dân tộc và tư tưởng, phong cách, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nói thêm, quá trình đàm phán, ký kết, thực thi Hiệp định Geneva là cuốn cẩm nang chứa đựng nhiều bài học quý giá về đối ngoại, thể hiện bản sắc độc đáo của trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam, đã được kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển trong đàm phán, ký kết, thực thi Hiệp định Paris 1973 sau này, cũng như trong xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
"Việc đúc kết các bài học lịch sử từ quá trình đàm phán, ký kết, thực thi Hiệp định Geneva 1954 có ý nghĩa rất thiết thực, góp phần phục vụ nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận, phương pháp luận cho đối ngoại và ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh cũng như xây dựng, hoàn thiện và triển khai đường lối đối ngoại của Đảng trong các giai đoạn phát triển mới của đất nước" - Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nói.
Trong phát biểu đề dẫn và chỉ đạo hội thảo, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - nhấn mạnh, 70 năm đã trôi qua, nhưng ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam vẫn còn vẹn nguyên giá trị; với những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu, phản ánh sinh động nguyên tắc, phương châm, nghệ thuật đối ngoại, sự trưởng thành và những đóng góp to lớn của nền ngoại giao Việt Nam cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; tỏa sáng ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.
Đó là 5 bài học về: Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; Phát huy sức mạnh tổng hợp, kết hợp chặt chẽ giữa các mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao; Giữ vững độc lập, tự chủ; Bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc trên hết và trước hết; Quán triệt sâu sắc phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến"; Phát huy sức mạnh của nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giương cao ngọn cờ chính nghĩa, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Trong đó, ông Nguyễn Xuân Thắng chỉ ra, với bài học quán triệt sâu sắc phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định Geneva cho thấy nguyên tắc bất biến là giữ vững độc lập, tự chủ, kiên trì đấu tranh cho một nước Việt Nam hòa bình, độc lập và thống nhất trọn vẹn; ứng vạn biến là mềm dẻo, linh hoạt về sách lược trong những tình huống cụ thể để giành thắng lợi từng bước, từng bộ phận để đi đến thắng lợi hoàn toàn.
"Việc vận dụng, thực hành sáng tạo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, “kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược” của ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ đổi mới chính là biểu hiện sinh động cho đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khái quát, đó là: Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển; mềm mại, khôn khéo nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường" - ông Nguyễn Xuân Thắng nói.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top