Về thăm nơi an nghỉ của những anh hùng dân tộc

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
Bài và ảnh Kim Sơn - Thứ bảy, 27/07/2024 06:30 (GMT+7)

Trên mảnh đất thiêng liêng của tỉnh Quảng Trị, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn hiện lên như một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần và ý chí đấu tranh giành độc lập, tự do của Tổ quốc. Đây không chỉ là nơi an nghỉ của các chiến sĩ đã hy sinh trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước mà còn là nơi mỗi người con đất Việt tìm về để tưởng niệm, tri ân và tưởng nhớ các anh hùng đã hóa thân vào đất mẹ thân yêu.
Về thăm nơi an nghỉ của những anh hùng dân tộc

Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, nơi an nghỉ của hàng vạn liệt sĩ.
Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Nằm trên ba quả đồi ở cạnh thượng nguồn sông Bến Hải, nơi đây là chứng tích nỗi đau của đất nước bị chia cắt. Ngày đó, đáp lại tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, hàng vạn thanh niên ưu tú từ mọi miền đất nước đã không ngần ngại lên đường, sẵn sàng hy sinh tuổi trẻ và máu xương để bảo vệ quê hương. Dưới những trận mưa bom bão đạn, nhiều người đã vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất này. Tuy nhiên, bom đạn có thể cướp đi sinh mạng con người nhưng không thể làm lung lay lòng yêu nước và ý chí kiên cường của những chiến sĩ Cách mạng trung kiên. Khi một thế hệ ngã xuống, thế hệ khác lại đứng lên, tiếp tục cầm chắc tay súng bảo vệ Tổ quốc.
Và rồi, khi đất nước thống nhất, non sông liền một dải, cũng chính mảnh đất này lại được Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng chọn làm nơi an nghỉ, nơi tưởng niệm và tôn vinh những người con thân yêu của Tổ quốc đã anh dũng hy sinh xương máu của mình trên các nẻo đường Trường Sơn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nghĩa trang được khởi công xây dựng vào ngày 24.10.1975 và hoàn thành vào ngày 10.4.1977. Chỉ huy xây dựng là Bộ tư lệnh sư đoàn 559 với sự tham gia của hơn 40 đơn vị bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương.
Đây là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ nhất, quy mô nhất có tính nghệ thuật cao, thể hiện lòng thương nhớ sâu sắc, niềm biết ơn và sự tôn vinh thầm kín của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đối với những người con yêu quý trên mọi miền đất nước đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước. Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn là nơi quy tụ 10.333 phần mộ của các liệt sĩ. Phần lớn những liệt sĩ đã ngã xuống khi mới bước vào tuổi mười tám, đôi mươi, nhiều người còn chưa có người yêu, chưa biết đến nụ hôn đầu. Họ là những anh bộ đội, những cô thanh niên xung phong tuổi đời đang phơi phới đã chia tay gia đình, người thân lên đường ra trận theo tiếng gọi của Tổ quốc.
Nhân kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập binh đoàn Trường Sơn (19.5.1959 - 19.5.1999), Đảng và Nhà nước đã quyết định nâng cấp, tôn tạo lại nghĩa trang Trường Sơn bao gồm nhiều hạng mục: Cổng vào nghĩa trang, hệ thống đường và tường bao quanh, mô hình sở chỉ huy, biểu tượng của các địa phương, các cụm tượng, trồng cây xanh xung quanh nghĩa trang và nhà khánh tiết, đài Tổ quốc ghi công. Hiện nay, nghĩa trang có tổng diện tích 140.000m²; trong đó, diện tích đất mộ là 23.000m², khu tượng đài 7.000m², khu trồng cây xanh 60.000m², khu hồ cảnh 35.000m² và mạng đường ôtô rải nhựa trong khuôn viên nghĩa trang 15.000m².
Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, nơi an nghỉ của hàng vạn liệt sĩ.

Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, nơi an nghỉ của hàng vạn liệt sĩ.
Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn có kiến trúc khá độc đáo, được chia thành nhiều khu. Khu tưởng niệm nằm ở trung tâm trên một ngọn đồi cao hơn 32m, ở vào thế “địa linh” với đồi, núi, sông suối bao quanh. Ở đây có sáu bức phù điêu được chạm khắc bằng đá ghi lại những hình ảnh các binh chủng của bộ đội Trường Sơn. Ở giữa sân có đài tưởng niệm bằng đá trắng cao vút uy nghi, phía sau tượng đài có một cây bồ đề thiêng tự mọc. Quanh tượng đài là các khu mộ liệt sĩ, được tập trung theo tỉnh, thành phố, mỗi khu gồm các mộ liệt sĩ của một tới ba tỉnh.
Nằm về phía trái của tượng đài Tổ quốc ghi công là khu mộ liệt sĩ vô danh với 68 ngôi mộ. Nhìn từ xa lại, nơi đây như được phủ bởi một tấm khăn trắng khổng lồ. Đó là những mộ phần màu trắng đặt lớp lớp thẳng hàng. Các phần mộ được xây kiên cố, có sơ đồ mộ chí, được các quản trang trông nom, giữ gìn chu đáo. Mỗi khu mộ đều có nhà tưởng niệm với kiến trúc phảng phất hình ảnh các vùng quê đất nước.
Trong Nghĩa trang còn có Đại Hồng chung đặt tại tháp chuông do các tổ chức và cá nhân phát nguyện đúc và hiến cúng. Trên thân chuông có khắc lời đề từ của Giáo sư Anh hùng Lao động Vũ Khiêu:
“Bát ngát Trường Sơn hồn liệt sĩ
Dạt dào Đông Hải khí anh linh
Ba hồi chiêu mộ rung tâm trí
Muôn dặm non sông nặng nghĩa tình”.

Khi tiếng chuông thỉnh lên, lòng người trĩu xuống như gửi gắm tâm nguyện, cầu nguyện cho hương hồn các chiến sĩ đã hy sinh được siêu thoát và cầu nguyện đất nước hòa bình, nhân dân ấm no, an lạc.
Đến với Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn vào những ngày tháng 7 tri ân, ta mới cảm nhận hết được ý nghĩa thiêng liêng của nơi này. Dòng người từ khắp mọi miền Tổ quốc đổ về đây nối nhau đi trong trầm mặc, trang nghiêm, cùng kính cẩn nghiêng mình mang theo những nén hương thơm, những bông hoa tươi thắm, những giọt nước mắt nghẹn ngào, những lời tri ân sâu sắc nhất gửi đến các anh hùng liệt sĩ. Họ là những cựu chiến binh về thăm lại chiến trường xưa, thổn thức ký ức Trường Sơn cùng đồng đội; là những người cha, người mẹ, anh chị em, đến đây để tìm lại bóng dáng người thân yêu ròng rã mấy mươi năm biền biệt chẳng về. Giữa khung cảnh tịch mịch, thâm nghiêm, tít tắp mộ bia, thăm thẳm đất trời, âm dương như giao hòa mà lời trò chuyện dễ có đồng cảm, sẻ chia: Các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu anh dũng, đã nằm xuống, nhưng các anh không bao giờ chết; các anh đã trở thành "tượng đài" bất tử trong trái tim mỗi người đang sống.
Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn không chỉ là nơi để các gia đình liệt sĩ, các đoàn đại biểu của Đảng và Nhà nước, chính quyền các địa phương đến viếng thăm mà còn là nơi hành hương của nhân dân khắp mọi miền đất nước và bạn bè quốc tế theo đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam: Uống nước nhớ nguồn.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Mâm cơm cúng những người anh hùng

Mâm cơm cúng những người anh hùng​


Những ngày cuối tháng 7, dương thế chập chờn mưa nắng, nhân tâm thổn thức nỗi niềm. Khói trời mù mịt sau cơn bão rớt càng khiến tháng 7 u...
Mùa tri ân

Mùa tri ân​


Ngày 27.7.1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh có lời kêu gọi: “Khi nạn ngoại xâm ào ạt đến, nó như một trận lụt to. Nó đe dọa tràn ngập cả...
Trang thơ: Lên rừng xuống biển

Trang thơ: Lên rừng xuống biển​


Nếu Xuân là mùa lễ hội, du Xuân thì Hè là kỳ nghỉ dài của học sinh các cấp, sinh viên và mọi người lao động đều có quyền mong muốn được nghỉ ngơi nạp năng lượng để lại tiếp tục guồng quay nỗ lực.
Bí quyết chọn quán phở ngon từ cái tên

Bí quyết chọn quán phở ngon từ cái tên​


Để trả lời câu hỏi 'Thế nào là quán phở ngon?' cần phải viết một cuốn sách khảo cứu công phu với hàng chục danh mục về nước phở, thịt, bánh phở, gia vị ăn kèm...
Tận dụng thời kỳ cơ cấu dân số vàng, tạo cơ hội bứt phá để phát triển
Người lao động ngoài 35 tuổi cần chủ động ứng phó với rủi ro mất việc
Nghỉ hưu thời già hóa dân số
Lê Quốc Phong: Chờ đợi lịch sử Olympic ghi danh
Diễn viên Maya: Tôi cũng thấy tiếc cho mình
Tản mạn giao mùa

Tản mạn giao mùa​


Với bài thơ Tản mạn giao mùa , nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh mượn sự đan xen giữa nắng mưa, bão bùng giữa cuối hạ sang thu để diễn đạt...
Đổ mồ hôi cùng trào lưu mới

Đổ mồ hôi cùng trào lưu mới​


Pickleball , bộ môn thể thao hay còn được gọi đùa là “con lai” giữa bóng bàn và quần vợt , đang ngày càng được giới trẻ Việt Nam yêu...
Triết học dành cho người trẻ

Triết học dành cho người trẻ​


Tiêu đề quyển sách là “ Triết học kỳ thú dành cho tuổi mới lớn”, nhưng không chỉ dành cho các bạn tuổi teen đang bước vào giai đoạn phát...
Tuyển thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt: Bắn cung giúp tôi đạt được sự điềm tĩnh
Nhớ vị kem đổi

Nhớ vị kem đổi​


Bạn hỏi tôi có nhớ vị kem đổi ngày xưa không? Tôi chợt giật mình, “đứng hình” chừng mấy giây để nghĩ là đó là loại kem gì? Khi đầu...
Cắn miếng mực tươi dưới chân đèo Cổ Mã
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top