Vì sao tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam không có bác sĩ theo đội tại AVC Challenge Cup 2024?

Người Quan Sát

Người nghèo trong vũ trụ !
Tham gia
4/5/24
Bài viết
161,458
AN NGUYÊN - Thứ tư, 29/05/2024 11:21 (GMT+7)

Vì sao tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam không có bác sĩ theo đội tại AVC Challenge Cup 2024?

Thanh Thúy vẫn chưa thể ra sân tại AVC Challenge Cup 2024. Ảnh: Bóng chuyền VN
Tại AVC Challenge Cup 2024, tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam chứng kiến nhiều trường hợp chấn thương qua mỗi vòng đấu.
Trong đó, Thanh Thúy vẫn đang trong giai đoạn hồi phục chấn thương gối, chưa thể ra sân thi đấu, Lâm Oanh bị lật cổ chân sau trận đấu gặp Indonesia ở vòng bảng; Nguyễn Thị Trinh bị bong gân cổ tay, còn Kim Thoa và Bích Tuyền bị đau lưng nhưng vẫn có thể thi đấu. Bên cạnh đó, Kiều Trinh và Trà My cũng ốm nhẹ và cúm.
Đáng chú ý, tại giải đấu lần này, tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam không có thành viên là bác sĩ trong đoàn. Đây cũng là vấn đề mà giới chuyên môn lo ngại.
Giai đoạn khi tập luyện tại Việt Nam, các đội tuyển (bao gồm cả bóng chuyền) sẽ được sự chăm sóc y tế, sức khỏe từ đội ngũ y bác sĩ, nhân viên thể lực, vật lý trị liệu tại các Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia (nơi đội tuyển tập huấn).
Dù vậy, khi thi đấu ở nước ngoài, chúng ta chưa có quy định cử thành viên là bác sĩ đi cùng đoàn. Trường hợp của đội bóng chuyền nữ tại AVC Challenge Cup 2024 là ví dụ điển hình.
Một số cầu thủ như Lâm Oanh, Nguyễn Trinh

Một số cầu thủ như Lâm Oanh, Nguyễn Trinh gặp chấn thương nhẹ trong quá trình tham dự AVC Challenge Cup 2024. Ảnh: AVC
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với Lao Động, ông Lê Trí Trường - Tổng Thư kí Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam cho biết: "Trước giải, ban huấn luyện đã thông báo về các ca chấn thương nhẹ. Bên ban tổ chức giải đấu có bác sĩ được bố trí theo đội.
Còn phía đội tuyển Việt Nam không có bác sĩ đi theo đoàn, từ trước đến nay cũng vậy. Bác sĩ phải được Liên đoàn bóng chuyền thế giới (FIVB) công nhận chứ không phải cứ bác sĩ đi là được. Phía Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam nhờ 1 chuyên gia từ Australia sang hỗ trợ đội".
Được biết, chuyên gia y tế từ Australia sang Philippines hỗ trợ đội tuyển từ sau lượt trận đầu tiên, đặc biệt là trong quá trình chủ công Thanh Thúy hồi phục chấn thương.
Thực tế, Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam hay ban huấn luyện các đội tuyển thể thao quốc gia (trong đó có bóng chuyền) đều hiểu được sự cần thiết và quan trọng của nhân sự bác sĩ trong thành phần thi đấu giải quốc tế.
Dù vậy, quy định trên vẫn chưa tháo gỡ nên khó thay đổi. Cục Thể dục Thể thao đang tham mưu, đề xuất những thay đổi tới lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tháo gỡ điểm khó này.
Khúc mắc lớn nhất mà ngành thể thao chưa giải quyết được đó là quy định trong tập trung tập huấn. Theo đó, chỉ huấn luyện viên và vận động viên được tập luyện, tập huấn.
Khi tập luyện trong nước, các đội tuyển sẽ được sự chăm sóc y tế, sức khỏe từ đội ngũ y bác sĩ, nhân viên thể lực, vật lý trị liệu tại các Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia (nơi đội tuyển tập huấn chuyên môn).
Tuy nhiên, khi ra thi đấu nước ngoài, chưa có quy định cử thành viên là bác sĩ đi cùng đoàn.
Không ít đội tuyển thể thao quốc gia có đội ngũ bác sĩ đi cùng trong giải quốc tế. Tuy nhiên, đây là đội ngũ của Liên đoàn, Hiệp hội thể thao môn đó cử đi và kinh phí do Liên đoàn, Hiệp hội thể thao đó chi trả.
Bình luận:
Bạn nghĩ gì về nội dung này?
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.
Gửi bình luận
Cùng chuyên mục
Tin nổi bật

 

Chủ đề tương tự

Back
Top